Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng
Ngày đăng: 21/07/2014

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Sau khi nghiên cứu thực tế, huyện Vân Canh triển khai thí điểm mô hình nuôi hươu sao, bắt đầu bằng việc cho 4 hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm về nuôi hươu sao ở huyện bạn. Tháng 12.2012 huyện Hương Sơn hỗ trợ 50% chi phí, huyện Vân Canh đối ứng phần còn lại để mua 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi đưa về Vân Canh.

Số hươu này được huyện chuyển giao cho 4 hộ: Lê Thanh Những, Nguyễn Thị Quê (thị trấn Vân Canh); Đinh Văn Đỗ, Nguyễn Trọng Đào (xã Canh Vinh) để nuôi thử nghiệm.

Ông Đinh Văn Đỗ - chủ hộ nuôi hươu cho biết: Con hươu sao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Vân Canh. Hươu ưa điều kiện chuồng trại sạch sẽ, thích ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, cỏ voi, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối...

Hươu có thể ăn được cả trái điều là loại trái chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chúng vào mùa cắt nhung. Trung bình mỗi con hươu ăn khoảng 10 kg/ngày. Vào thời kỳ động đực và lấy nhung, khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày tăng lên khoảng 30 kg cỏ lá.

Sau 6 tháng tiếp nhận, thả nuôi hươu, gia đình nhà ông Đinh Văn Đỗ đã thu hoạch được 5 lạng nhung đầu tiên. Với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, gia đình ông thu về hơn 6 triệu đồng. Các hộ còn lại đã tiến hành cho thu hoạch nhung từ 4-6 lạng/1 con.

Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, có thể khẳng định rằng việc nuôi hươu ở Vân Canh là phù hợp, hươu nuôi trong điều kiện chuồng trại vẫn sinh sản bình thường, nghề nuôi hươu cho thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Trọng Đào cho biết: Việc lãnh đạo huyện Vân Canh nghiên cứu và mạnh dạn thử nghiệm việc nuôi hươu là rất tích cực. So với một số vật nuôi khác như heo, bò, nuôi hươu sao lấy nhung đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi hy vọng huyện sẽ cho phát triển nhân rộng mô hình này để nhiều người tiếp cận vật nuôi mới, xây dựng thương hiệu Hươu Vân Canh.


Có thể bạn quan tâm

Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

13/06/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

13/06/2013
Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

13/06/2013
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

02/02/2013