Kết Quả Thí Điểm Nuôi Cá Rô Đồng Ở Hòa Lộc (Bến Tre)

Ngày 2-3-2011, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) tổ chức sơ kết mô hình nuôi cá rô đồng của anh Đặng Hoàng Nam - ấp Hòa Thuận 1, xã Hòa Lộc.
Mô hình nuôi cá rô đồng của anh Nam được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện chọn làm mô hình thí điểm thực hiện vào tháng 8-2010, với 235.000 con cá rô giống thả trên 4.700 m2 diện tích mặt nước. Trong quá trình nuôi, người nuôi xử lý ao, nước, bón vôi và được sự hướng dẫn thường xuyên về kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, nên cá lớn nhanh, ít bị bệnh.
Qua hơn 6 tháng nuôi, cá có trọng lượng gần 1 kg/con, tổng sản lượng ước tính gần 15.800 kg, năng suất 33,6 tấn/ha, ước tổng doanh thu là 458 triệu đồng. Trừ đi chi phí, anh Nam thu lợi gần 50 triệu đồng.
Đây là mô hình nuôi cá rô đồng đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh chọn làm mô hình thí điểm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó Trung tâm hỗ trợ không thu hồi 40% con giống, 20% lượng thức ăn và thường xuyên hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cá rô đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.

Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...