Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Sau 3 Năm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa

Kết Quả Sau 3 Năm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa
Ngày đăng: 16/06/2014

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng tại đập phụ gần cửa xã nước hồ chứa Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc) với quy mô ban đầu là 100 m3 được chia làm hai lồng với tổng kinh phí đầu tư 54 triệu đồng.

Lồng nuôi cũng được thiết kế theo hướng cải tiến mới khung lồng được làm bằng sắt ống hàn ghép các ô lồng với nhau tạo thành bè phía trên có nhà bảo vệ và kho chứa thức ăn. Lồng lưới làm bằng nilon riêng biệt có thể thay lưới theo thời gian nuôi.

Theo ông Nguyễn Trọng Đức, chủ hộ tham gia mô hình cho biết: "Sau 6 tháng thả nuôi ông thu được gần 6 tấn cá, trọng lượng trung bình từ 0,5-0,6 con/kg trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng". Ngoài ra, hằng ngày tại khu vực nuôi cá lồng ông còn thả lưới đánh bắt cá tự nhiên, trung bình mỗi ngày thu từ 400 - 500 nghìn đồng.

Nhận thấy nuôi cá lồng trên hồ chứa nước mang lại hiệu quả kinh tế cao nhiều người dân sống cạnh khu vực lòng hồ đã bắt đầu chú ý và tự bỏ vốn đầu tư nuôi. Từ hai lồng nuôi thí điểm ban đầu, hiện nay số lồng cá tại đây đã phát triển lên trên trăm lồng.

Không riêng hồ chứa sông Tranh 2 phong trào nuôi cá lồng trên hồ chứa đã phát triển mạnh và lan rộng ở nhiều hồ chứa nước khác trong toàn tỉnh như hồ Khe Tân hiện có gần 400 lồng nuôi, đập Trà Cân, hồ Đakmi, hồ Đá Vách...

Ông Nguyễn Văn Ngọc hộ tham gia nuôi cá lồng ở hồ Khe Tân cho biết: "Thấy nhiều người nuôi cá lồng trên hồ chứa thu lợi nhuận cao nên tôi cũng đầu tư nuôi thử 8 lồng với kích thước 5x4x3 (m) để nuôi cá diêu hồng. Cá nuôi được sử dụng toàn bộ thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.

Sau 5 tháng nuôi, cá phát triển khá tốt, thịt dày, chắc, thơm ngon, không có mùi bùn như cá nuôi ao nên thị trường rất chuộng, đến vụ thu hoạch thương lái đến tận lồng để thu mua với giá từ 40.000-45.000 đồng/kg, mô hình cho hiệu quả khá cao". Hiện tại, ngoài 8 lồng nuôi tại hồ Khe Tân, ông Ngọc còn đầu tư gần 20 lồng nuôi cá diêu hồng trên sông Tam Kỳ.

Nuôi cá lồng trên hồ chứa có nhiều ưu điểm hơn nuôi trong ao đất, cá nuôi ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch dễ dàng và triệt để. Cá nuôi lồng sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp nên rút ngắn thời gian nuôi, cá phát triển nhanh, kích thước có độ đồng đều cao, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Cải Thiện Chất Lượng Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Cải Thiện Chất Lượng Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

14/03/2014
Gia Tăng Chất Lượng Thành Thục Và Sinh Sản Thông Qua Quản Lý Tôm Bố Mẹ Gia Tăng Chất Lượng Thành Thục Và Sinh Sản Thông Qua Quản Lý Tôm Bố Mẹ

Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).

14/03/2014
Rau Màu Loay Hoay Tìm Đầu Ra Rau Màu Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Chăm bón cực công, nông dân trồng hoa màu nuôi hy vọng tới kỳ thu hoạch. Nhưng trở ngại lớn nhất là khâu tiêu thụ, giá cả thất thường.

14/03/2014
Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.

18/02/2014
Người Chăn Nuôi Được Hỗ Trợ Con Giống, Thuốc Thú Y Người Chăn Nuôi Được Hỗ Trợ Con Giống, Thuốc Thú Y

Ngày 13-3, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lấy ý kiến các địa phương về mức hỗ trợ hộ nông dân chăn nuôi. Chính sách đó gồm hỗ trợ về giống, thuốc thú y, môi trường chuồng trại, đào tạo tập huấn cho nông dân.

14/03/2014