Kết Quả Sau 3 Năm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng tại đập phụ gần cửa xã nước hồ chứa Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc) với quy mô ban đầu là 100 m3 được chia làm hai lồng với tổng kinh phí đầu tư 54 triệu đồng.
Lồng nuôi cũng được thiết kế theo hướng cải tiến mới khung lồng được làm bằng sắt ống hàn ghép các ô lồng với nhau tạo thành bè phía trên có nhà bảo vệ và kho chứa thức ăn. Lồng lưới làm bằng nilon riêng biệt có thể thay lưới theo thời gian nuôi.
Theo ông Nguyễn Trọng Đức, chủ hộ tham gia mô hình cho biết: "Sau 6 tháng thả nuôi ông thu được gần 6 tấn cá, trọng lượng trung bình từ 0,5-0,6 con/kg trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng". Ngoài ra, hằng ngày tại khu vực nuôi cá lồng ông còn thả lưới đánh bắt cá tự nhiên, trung bình mỗi ngày thu từ 400 - 500 nghìn đồng.
Nhận thấy nuôi cá lồng trên hồ chứa nước mang lại hiệu quả kinh tế cao nhiều người dân sống cạnh khu vực lòng hồ đã bắt đầu chú ý và tự bỏ vốn đầu tư nuôi. Từ hai lồng nuôi thí điểm ban đầu, hiện nay số lồng cá tại đây đã phát triển lên trên trăm lồng.
Không riêng hồ chứa sông Tranh 2 phong trào nuôi cá lồng trên hồ chứa đã phát triển mạnh và lan rộng ở nhiều hồ chứa nước khác trong toàn tỉnh như hồ Khe Tân hiện có gần 400 lồng nuôi, đập Trà Cân, hồ Đakmi, hồ Đá Vách...
Ông Nguyễn Văn Ngọc hộ tham gia nuôi cá lồng ở hồ Khe Tân cho biết: "Thấy nhiều người nuôi cá lồng trên hồ chứa thu lợi nhuận cao nên tôi cũng đầu tư nuôi thử 8 lồng với kích thước 5x4x3 (m) để nuôi cá diêu hồng. Cá nuôi được sử dụng toàn bộ thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.
Sau 5 tháng nuôi, cá phát triển khá tốt, thịt dày, chắc, thơm ngon, không có mùi bùn như cá nuôi ao nên thị trường rất chuộng, đến vụ thu hoạch thương lái đến tận lồng để thu mua với giá từ 40.000-45.000 đồng/kg, mô hình cho hiệu quả khá cao". Hiện tại, ngoài 8 lồng nuôi tại hồ Khe Tân, ông Ngọc còn đầu tư gần 20 lồng nuôi cá diêu hồng trên sông Tam Kỳ.
Nuôi cá lồng trên hồ chứa có nhiều ưu điểm hơn nuôi trong ao đất, cá nuôi ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch dễ dàng và triệt để. Cá nuôi lồng sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp nên rút ngắn thời gian nuôi, cá phát triển nhanh, kích thước có độ đồng đều cao, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...

Có lẽ thời điểm hiện tại giá khoai mỡ trên cánh đồng khoai lớn nhất của huyện Tân Phước (Tiền Giang) thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cũng chính vì điều này, câu chuyện lãi - lỗ, trồng hay bỏ cây khoai mỡ đang mang tính thời sự nóng bỏng của cả vùng đất bạt ngàn này.

Bên cạnh những diễn biến thất thường của thời tiết thì nguyên nhân diện tích trồng đạt thấp là do giá mủ cao su thời điểm hiện tại xuống thấp, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cao su, đồng thời công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thực sự sâu sát, có chiều hướng buông lỏng đối với loại cây trồng này.

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.