Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn

Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn
Ngày đăng: 23/04/2012

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

Nhằm báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ngày 12/4/2012 Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức lượng giá mô hình trình diễn Trồng rau (dưa leo, bí xanh) vụ Đông – Xuân 2012 với quy mô 5 ha/11 hộ tại 2 xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Tham dự có Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông, đại diện phòng ban Trung tâm, Trạm Khuyến nông Hóc Môn, đại diện Hội Nông dân các xã và hơn 20 nông dân tham gia sản xuất tại địa phương.

Sau 5 tháng (tháng 10/2011 - 3/2012) thực hiện, do sử dụng giống tốt F1, bón phân cân đối, hợp lý và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên các mô hình đã đạt được những kết quả khả quan. Năng suất bình quân đạt cao: Dưa leo 29 tấn/ha, bí xanh 42 tấn/ha với giá bán hiện 6.000 đồng/kg thì lợi nhuận đem lại đạt khá cao từ 70 - 73 triệu/ha/vụ, chất lượng trái đẹp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Người dân đánh giá cao mô hình này do phù hợp với yêu cầu của ngành nông nghiệp hiện nay. Ngoài ra, khi tham gia mô hình người nông dân đã hiểu và nắm bắt được kỹ thuật canh tác, biết áp dụng kỹ thuật phun thuốc 4 đúng, giảm số lần phun thuốc, không sử dụng nhiều phân hóa học, ưu tiên dùng các sản phẩm sinh học và 100% hộ tham gia ghi chép đầy đủ nhật ký đồng rộng dù lúc đầu còn lúng túng và sai sót.

Được biết, qua tham gia thực hiện có 13 hộ (11 hộ tham gia mô hình, 2 hộ nhân rộng) hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận trồng rau theo quy trình VietGAP, trong đó 01 hộ đã được cấp giấy chứng nhận, các hộ còn lại chờ kết quả thẩm định của cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm

Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

10/06/2015
Huyện Phú Thiện chú trọng sản xuất lương thực Huyện Phú Thiện chú trọng sản xuất lương thực

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

10/06/2015
Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca? Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca?

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

10/06/2015
Tỷ phú ở Ia Chía Tỷ phú ở Ia Chía

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

10/06/2015
Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.

10/06/2015