Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.
Mô hình được triển khai từ tháng 2 năm 2013 tại hộ bà Hoa (qui mô 3000 m2) ở xã Minh Lãng, hộ ông Đệ (qui mô 4500 m2) và hộ ông Thường (qui mô 2500m2) ở xã Song Lãng. Đây là những hộ có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, ao đầm đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo yêu cầu của dự án. Yêu cầu kỹ thuật của mô hình là phải đảm bảo: mật độ 3 con/ m2, tỷ lệ sống trên 70 %; cá thu hoạch trên 0,4 kg; hệ số thức ăn 1,5; năng suất đạt 8 tấn/ha, số lượng cá giống 30.000 con. Tỷ lệ ghép từng đối tượng cá chép V1 chiếm 50 % tương đương 15.000 con; cá mè 25% tương đương 7500 con, cá trôi 15% tương đương 4500 con, cá trắm cỏ 10% tương đương 3000 con.
Cán bộ kỹ thuật đã tập huấn cho các hộ tham gia mô hình về đặc điểm sinh học các đối tượng cá truyền thống, kỹ thuật chuẩn bị và thả cá giống, hướng dẫn cách ghi chép nhật ký mô hình, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cá và quản lý môi trường ao nuôi. Mô hình còn hỗ trợ các hộ tham gia thức ăn cho cá, các loại hóa chất cần thiết như vôi, các chế phẩm sinh học...
Cá giống được mua tại Trại giống nước ngọt Vũ Lạc thuộc Trung tâm giống thủy sản Thái Bình đảm bảo chất lượng, được thả vào ngày 26/2/2013 đảm bảo mật độ. Đánh giá diễn biến tình hình thời tiết, cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình cho biết: Năm 2013 điều kiện thời tiết diễn biến rất phức tạp. Mùa xuân nhiệt độ vẫn còn nhiều đợt rét kéo dài. Những ngày tháng 7, 8 có nhiều ngày nhiệt độ tăng cao 37-38 độ xen kẽ lại có những ngày mưa nhiều, lượng mưa lớn khiến nhiều vùng có nguy cơ ngập úng ảnh hưởng không nhỏ đến sức sống và sinh trưởng của đối tượng thủy sản. Nhiều ao có nuôi ghép các giống cá khác nhau bị bệnh. Do thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngay từ đầu khi cải tạo ao, dùng thuốc phòng ngay sau khi thả cá, cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, thường xuyên bón vôi, thay nước nên các ao cá trong mô hình không xuất hiện bệnh.
Kết quả mô hình cho thấy: Hộ nhà bà Hoa số lượng cá thả 9000 con, tỷ lệ sống 82-86%, trọng lượng bình quân 0,8-1,1 kg/con, năng suất đạt 21,8 tấn/ha. Hộ ông Đệ số lượng cá thả 13.500 con, tỷ lệ sống 85-88%, trọng lượng bình quân 0,75-1,3 kg/con, năng suất đạt 22,39 tấn/ha. Hộ ông Thường số lượng cá thả 7.500 con, tỷ lệ sống 83-86%, trọng lượng bình quân 0,75-1,2 kg/con, năng suất đạt 21,11 tấn/ha. Kết quả trên cho thấy mô hình đã đạt chỉ tiêu đề ra, lợi nhuận thu được 128.220.800 đồng. Ngoài ra, mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Thành công của mô hình là cơ sở để nhân dân trong tỉnh đến tham quan học tập, khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản đa dạng hóa đối tượng nuôi. Việc đưa các loài cá vào nuôi tại các vùng chuyển đổi cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản tập trung làm tăng năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập, góp phần giữ gìn ổn định an ninh, thay đổi bộ mặt nông thôn tại Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tiến Cường, xã Phú Cường, ông Lê Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cùng các ngành liên quan của huyện và ông Huỳnh Thế Năng, Tổng Giám đốc - Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và Giám đốc Công ty Lương thực Đồng Tháp đã họp bàn thực hiện liên kết tiêu thụ lúa vụ đông xuân 2014 - 2015.

Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp Cái Tàu Hạ có 16 thành viên, vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng; hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: cung cấp vật tư nông nghiệp, thu mua tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài huyện.

Mấy năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên vụ hè thu nào gia đình ông Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân - Thạch Hà) cũng làm hết đất canh tác. Năm nay, 1 mẫu ruộng, gia đình ông thu hơn 2 tấn lúa, được xem là vụ hè thu bội thu nhất từ trước tới nay.

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.