Kết quả bước đầu từ mô hình gà thả vườn dưới tán cà phê

Năm 2010, anh Nguyễn Xuân Phúc tham gia vào đội ngũ cộng tác viên khuyến nông của xã Đắk N’Drung. Sau nhiều lần được đi tham quan và tập huấn về các mô hình chăn nuôi có hiệu quả do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, thấy mô hình nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả, phù hợp với điều kiện diện tích đất vườn của gia đình, anh Nguyễn Xuân Phúc bắt tay vào nuôi gà thả vườn dưới tán cà phê.
Thực hiện mô hình nuôi gà dưới tán cây cà phê, gà được che bóng mát, ít bệnh hơn, đồng thời tận dụng nguồn phân hữu cơ bón lại cho cây cà phê, giúp giảm chi phí đầu vào. Bình quân một năm, anh Hoàng nuôi 6 - 7 lứa gà, mỗi lứa thả nuôi hơn 2.000 con, với giá gà giống từ 16 – 18.000 đồng/con.
Anh Phúc cho biết, trước đây, do nuôi theo phương pháp truyền thống nên phải mất 6 tháng thì mới bán được một lứa và thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của gia đình. Còn bây giờ, gia đình anh chỉ nuôi khoảng 3 tháng dưới tán cà phê là đàn gà hàng ngàn con đã đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con, xuất bán với giá bình quân 90 ngàn đồng/con, trừ chi phí, thu về hàng trăm triệu đồng.
Để phát huy hiệu quả kinh tế, anh Phúc luôn nuôi gối đầu theo từng đợt. Hiện tại anh vừa cho ra 100 con giống gà Giáp Pha (gà lai chọi). Tuy nhiên, để có được thành công đó, ngoài việc chủ động con giống, các hộ còn trợ giúp nhau về ngày công tiêm phòng, cắt móng cho đàn gà... Sau mỗi đợt nuôi, anh Phúc phải thuê người về phun thuốc và rắc vôi sát khuẩn vệ sinh lại chuồng, vườn nhằm tạo môi trường sạch cho lứa gà tiếp theo.
Theo anh Phúc. để nuôi gà đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất là khâu giống phải mua từ các cơ sở có uy tín. Khi gà nở phải để ở nhiệt độ 32 - 34 độ C. Cho gà uống kháng sinh trong 3 ngày đầu tiên, nếu không làm tốt khâu này, hộ nuôi có thể mất cả đàn gà.
Sắp tới, ngoài giống gà Giáp Pha, anh Phúc sẽ đầu tư mở rộng khu vườn nuôi thêm 1.000 – 1.500 con gà giống Cao Khanh (giống gà ta chọn lọc).
Theo anh Phúc khi thả gà dưới tán cây cà phê và để gà tự do đi lại, ăn ở. Cách chăn nuôi này có ưu điểm tận dụng phân, chất thải bón trực tiếp cho cây cối, gà vặt cỏ ăn nên không phải dọn vườn. Mặt khác, gà có tập tính bới đất tìm sâu bọ nên tốt cho cây. Sau mỗi lứa gà, nếu không có nhu cầu sử dụng phân, anh Phúc bán phân gà mỗi đợt hơn 1.000 bao với giá 35 nghìn/ bao thu về hơn 40 triệu đồng.
Đánh giá về mô hình này, ông Nguyễn Thành Luân, cán bộ khuyến nông xã Đắk N’Drung (Đắk Song) cho biết: Trung bình mỗi năm gia đình anh Phúc cung cấp ra thị trường hơn 15 tấn gà thịt thu về cho gia đình hàng trăm triệu đồng. Hiện tạị, đã có nhiều hộ dân trong xã đến học tập mô hình và bắt đầu nuôi thí điểm từ 300 – 500 con, bước đầu đã mang lại kết quả tốt.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 1/4, UBND tỉnh Cà Mau tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 315/TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 2011-2013 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.

Trong suốt thời gian sinh trưởng, những ruộng lúa ST20 ở hai huyện Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) luôn xanh tốt, ít sâu bệnh hại khiến nông dân thêm tự tin vào một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, đến giai đoạn vào chắc, tại một số diện tích xuống giống sớm, nông dân mới phát hiện ra ruộng mình bị thất thu do tình trạng lép hạt.

Năm 2013, giá bán thanh long liên tục tăng cao, từ mức 10.000 đồng/kg trở lên. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các nhà vườn đã được nâng lên đáng kể. Cũng chính từ lý do này, người dân phát triển diện tích cây thanh long một cách tự phát, tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về loại cây trồng này.

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.

Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho biết, từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con phát triển sản xuất...