Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.
Mô hình triển khai từ tháng 01/2010, qui mô 2 ha mô hình mẫu đến nay đạt được 14,2 ha. Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn phối hợp với dự án và chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung, yêu cầu của dự án, Trung tâm khuyến nông tỉnh được sự hỗ trợ từ phía Jica cũng đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và phát hành tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành và ổi cho hơn 80 hộ nông dân trong và ngoài mô hình. Các hộ được dự án hỗ trợ 100% giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình tham gia dự án.
Hộ ông Hồ Minh Hải là một trong 16 hộ nông dân tham gia mô hình với diện tích 0,62 ha có 234 cây cam, 380 cây ổi. Sau 18 tháng trồng tỷ lệ cây bị bệnh vàng lá greening là 2,99%. Ông Hải cho biết, do được tập huấn kỹ thuật trước khi trồng lại được dự án hỗ trợ đầy đủ phân bón thuốc bảo vệ thực vật nên vườn cam phát triển tốt và cho thu hoạch trái lần đầu được 1.050 kg với giá 12.000 đồng/kg, ông thu về được 12,6 triệu đồng. Ông Đỗ Văn Út cũng là một trong 16 nông dân tham gia dự án cho biết thêm, ngoài thu nhập từ cam sành, ổi cũng là nguồn thu đáng kể trong lúc kiến thiết vườn. Cụ thể, sau khi tham gia dự án được 8 tháng cây ổi bắt đầu cho thu nhập từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng, nếu tính từ khi cây ổi cho thu nhập đến nay gia đình ông thu được hơn 70 triệu đồng tiền ổi.
Qua 3 năm triển khai, chiều cao cây cam 2 -2,3 m, đường kính tán cây 3,5 – 3,8 m, tỷ lệ bệnh greening 7% thấp hơn nhiều so với trồng truyền thống 30 – 50%. Các cây bị bệnh đã cắt bỏ và trồng lại cây mới. Mô hình năm thứ 2 (2011), cây được 18 tháng tuổi, chiều cao cây 1,4 – 1,9 m, đường kính tán cây 1,8 – 2 m, tỷ lệ bệnh chưa phát hiện. Mô hình năm thứ 3 (2012), cây được 9 tháng tuổi đang ra cơi đọt thứ 6 và 8, tỷ lệ sống sau khi trồng 95% số cây chết đã được trồng bổ sung, bệnh greening chưa xuất hiện.
Từ kết quả bước đầu của mô hình trồng cam sành xen ổi ở huyện Kế Sách. Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự kiến tiếp tục mở rộng mô hình sang huyện Mỹ Tú từ nguồn kinh phí chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ, từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.