Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời

Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời
Ngày đăng: 10/11/2015

Sau phản ánh của các cơ quan báo chí về nhiều diện tích ngô không cho hạt tại Sa Pa (Lào Cai) khiến nhiều hộ dân nơi đây khốn khó, vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Lào Cai đã có buổi đánh giá thực tế tại 2 xã Bản Hồ và Thanh Kim (huyện Sa Pa).

Nương ngô bỏ trắng không được thu hoach của anh Đào A Phẩu - Bản Hồ - Sa Pa.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã kết luận:

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.

Kết luận này khiến dư luận băn khoăn và đặt nhiều câu hỏi. Nương ngô của gia đình ông Đào A Phẩu, thôn La Ve và ông Đào A Son, thôn Bản Dền ở xã Bản Hồ khi đoàn kiểm tra tới đánh giá thấy gần như mất trắng vì đa phần bắp không có hạt.

Vẫn trên cùng một mảnh đất, cùng kỹ thuật canh tác, cùng một loại phân nhưng năm trước được mùa, năm nay lại mất mùa.

Khi được hỏi, đại diện các hộ dân đều cho rằng thời tiết năm nay khá thuận lợi, không có gì bất thường. Ông Đào A Phẩu, thôn La Ve, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa cho biết: “Đây là tại giống chứ không phải tại thời tiết.

Gia đình tôi vẫn trồng như mọi năm và năm trước trồng giống khác nên thu hoạch năng suất cao hơn.

Năm nay giống nhà nước cấp cho trồng lên không có hạt, mất nhiều công mà lúc thu hoạch lại mất trắng, không được gì”.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thực tế tại 2 nương ngô này, Đoàn công tác kết luận nguyên nhân là do thời tiết xấu trong giai đoạn trổ cờ phun râu, khiến ngô không thụ phấn, thụ tinh được nên ngô kết hạt kém hoặc không ra hạt.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, tất cả những gì người dân nhận định về thời tiết chỉ là cảm quan chứ không mang tính khoa học, nên không chính xác.

Người dân chỉ cảm quan còn lại điều kiện thời tiết có thuận lợi hay không phải phụ thuộc vào số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn ở tại khu vực đó.

Đó mới là số liệu chứng minh thời tiết giai đoạn đó có phù hợp hay không khi ngô trổ cờ phun râu. Nếu như theo bà Hà khẳng định kinh nghiệm dân gian về thời tiết của người nông dân phải chăng hoàn toàn vô giá trị.

Hơn nữa, số liệu quan trắc mà Đài Khí tượng Thủy văn Sa Pa cung cấp cho phóng viên và cả đoàn công tác cũng chỉ là số liệu trung bình/tháng, chứ không thể hiện rõ từng thời điểm như bà Hà nói.

Vậy, kết luận do thời tiết liệu có phần vội vàng, áp đặt? Còn tại nương ngô nhà ông Lù Văn Lài, thôn La Ve, xã Bản Hồ và ông Chảo Vần Vảng, thôn Bản Kim, xã Thanh Kim, đây là những nương ngô sắp cho thu hoạch, nhưng bắp nhỏ, năng suất dự kiến thấp.

Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn công tác kết luận rằng nguyên nhân kém năng suất do bà con trồng và chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Bản Hồ và Thanh Kim là các địa bàn vùng thấp, là vựa ngô của Sa Pa, với năng suất hàng năm đứng đầu toàn huyện.

Bà con nơi đây bao đời nay trồng ngô và vẫn sống nhờ cây ngô, bản thân kỹ thuật cũng xuất phát từ chính tập quán canh tác được hình thành qua bao thế hệ.

Mặc dù tập quán còn lạc hậu, nhưng tại mỗi xã đều thường trực một cán bộ khuyến nông để hỗ trợ bà con về mặt kỹ thuật.

Theo tổng hợp của cơ quan khuyến nông, vẫn kỹ thuật canh tác như vậy nhưng chỉ trừ giống ngô lai LVN10, còn các giống khác như MX10, HN68, HN88 cũng trồng vụ thu đông năm nay vẫn cho sản lượng bình thường.

Ông Mai Như Hưng, cán bộ khuyến nông xã Bản Hồ, huyện Sa Pa cho biết: “Cây ngô giống LVN10 này phát triển rất tốt nhưng khi ra bắp, lại không có hạt.

Theo nhận định của chúng tôi diễn biến thời tiết năm nay không có gì bất lợi đối với cây ngô, một số cây ngô khác trồng cùng thời điểm nhưng vẫn cho năng suất, nhân dân cũng đã áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ.

Một số người dân lăn tăn không biết tại giống hay tại vấn đề gì?"

Trước mắt, mới chỉ có 2/11 xã của huyện Sa Pa là Bản Hồ và Thanh Kim đã cho thu hoạch xong vụ ngô thu đông.

9 xã còn lại chưa có thống kê vì đang hoặc chưa cho thu hoạch.

Tuy nhiên theo báo cáo của Phòng kinh tế huyện, sản lượng dự kiến cũng đều thấp.

Không biết sau khi có số liệu rà soát cụ thể của các xã còn lại này, nguyên nhân mất mùa sẽ tiếp tục được đánh giá là do thời tiết hay do kỹ thuật canh tác?

Cuối cùng, dù thế nào đi nữa, điều người dân Sa Pa quan tâm nhất bây giờ là mọi thứ họ bỏ ra từ đầu đến cuối đều là công không.

Hạt ngô giống cấp để hỗ trợ thiên tai cho năm trước, giờ lại thành một mùa thất bát.

Theo lời một cán bộ khuyến nông ở Sa Pa: “Bao năm qua chúng tôi gắn bó với dân, cái khó nhất chính là giữ được chữ “tín”.

Giờ giống cấp xuống, nông dân lao đao vì mất mùa, họ có thể hỏi ai ngoài cán bộ khuyến nông, biết trả lời dân sao bây giờ?”.


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

09/11/2014
Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

13/11/2014
Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

14/11/2014
Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

09/11/2014