Kết Luận Ban Đầu Về Nguyên Nhân Cá Chết Ở Gia Thủy (Ninh Bình)

Như Báo Ninh Bình đã đưa tin phản ánh về việc cá nuôi của các hộ dân ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ nông dân ở đây rơi vào cảnh trắng tay. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết.
Ông Vũ Minh Hoàng, Chi cục Phó chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình cho biết: Khảo sát thực tế cho thấy, cá chết chủ yếu trên hai đối tượng loại trắm cỏ và trắm đen, cá chết ở mọi kích cỡ nhưng phần lớn là loại cá 1 năm tuổi với những biểu hiện thân cá không có nhớp và trở nên khô ráp, mang cá bị dính bùn, thối, sơ rữa và có màu sắc nhợt nhạt; bên trong nội tạng gan có màu trắng và thận xưng to.
Sau khi phối hợp cùng với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tiến hành lấy mẫu cá chết và mẫu nước tại đầm nuôi đưa về Viện để phân tích. Kết quả xét nghiệm cho thấy, hàm lượng vi khuẩn tổng số trong môi trường nước tại các đầm nuôi có cá chết đều ở mức rất cao, gấp 7000 lần mức cho phép; 2/6 mẫu môi trường phát hiện có tảo độc. Mô bệnh học xuất huyết ở các tổ chức mô gan, thận, mang của tất cả các mẫu thu được. Tế bào gan xuất hiện những thể lạ nhưng chưa thể khẳng định đây là tác nhân gây bệnh. Một số mẫu cá thu được nhiễm sán, rận cá và vi khuẩn Aeromonas colicicola, tuy nhiên không phân lập được nấm gây bệnh.
Cũng theo ông Hoàng hiện tượng cá chết ở Gia Thủy vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân và tác nhân rõ ràng. Tuy nhiên công tác cải tạo, vệ sinh ao đầm trước khi xuống giống của bà con chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, việc tận dụng diện tích mặt nước để nuôi vịt cũng như sử dụng phân hữu cơ làm thức ăn đã làm ô nhiễm môi trường nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn và tảo độc phát triển gây hại cho cá.
Bên cạnh đó, sự biến động liên tiếp của thời tiết thời gian qua cũng làm ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của cá. Do vậy chúng tôi khuyến cáo người dân nên sử dụng thuốc Vicato phun trực tiếp xuống đầm nuôi để xử lý nước. Đồng thời sử dụng vitamin C trộn với thức ăn, liều lượng 30mg/1kg trọng lượng cá/ngày để tăng sức đề kháng. Ngoài ra có thể cho ăn một số thuốc thảo dược như Tiên Đắc, men tỏi, KN04-12…
Với nhiều hộ dân vùng rốn lũ Gia Thủy, thu nhập chính của họ chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản, do vậy cá chết nhiều ngày qua gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường khiến bà con không khỏi lo lắng. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, các hộ nuôi trồng thủy sản ở Gia Thủy đã chủ động vệ sinh khu vực đầm, vãi vôi để xử lý nguồn nước, đồng thời thu gom cá chết tiêu hủy để bảo vệ những con nuôi còn sống.
Ông Đinh Ngọc Quang- xóm 2- xã Gia Thủy: vừa qua việc cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế tuy nhiên những người nuôi cá ở đây cũng động viên nhau tập trung xử lý môi trường, cải tạo ao đầm, bảo vệ những con cá còn sống, triển khai phương án thả bổ sung một số loại cá phù hợp.
Ông Trần Văn Ngọc, xóm Liên Phương, xã Gia Thủy: chăn nuôi cá thì năm nào cũng có xảy ra dịch nhưng mức độ thấp và thời gian cũng không kéo dài như năm nay. Chúng tôi cũng đã áp dụng nhiều phương pháp nào là rắc vôi bột, dùng lá cùng nhiều loại thuốc khác nhưng vẫn không trị được. Hai lồng cá trắm cỏ của gia đình đến nay đã chết gần như 100%, vốn liếng bỏ ra hơn 50 triệu đồng coi như mất trắng. Rất mong tỉnh có chính sách hỗ trợ nào đó để chúng tôi đỡ khó khăn để năm tới có vốn tiếp tục nuôi thả.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả.

Hiện nay giá kén rất ổn định trên 140.000 đồng/kg, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá. Các hộ nuôi tằm ở Hoài Ân kiến nghị các cơ quan chuyên môn giúp bà con biện pháp bảo vệ tốt cây dâu để tiếp tục phát triển nghề nuôi tằm.

Sau gần 4 tháng triển khai mô hình trồng nấm sò ở huyện nghèo Mường Nhé bước đầu mang lại hiệu quả thêm hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.