Kết Luận Ban Đầu Về Hiện Tượng Cá Chết, Nổi Đầu Trên Kênh Xáng Xà No (Hậu Giang)

Thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) căn cứ kết quả 2 lần phân tích ban đầu, có thể xác định sơ bộ một trong những nguyên nhân làm cá, tôm chết và nổi đầu trên kênh xáng Xà No (Hậu Giang) vừa qua là do nguồn nước bị thiếu oxy, nước có pH thấp, nhất là nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng của chất hữu cơ từ rơm, rạ.
Trước đó (ngày 20 - 9), sau khi nhận được phản ánh của người dân về hiện tượng cá, tôm chết và nổi đầu bất thường trên kênh xáng Xà No, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã cử cán bộ tiến hành lấy mẫu nước, cá để gửi Phòng thí nghiệm chuyên sâu (thuộc Viện Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ) phân tích các thông số có liên quan để xác định nguyên nhân vụ việc.
Qua kết quả 2 lần phân tích đều không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Cypermerine (gốc thuốc bảo vệ thực vật thường dùng đánh bắt cá, tôm) trong mẫu nước sông và cá. Hiện đang tiếp tục lấy mẫu lần 3 gửi phân tích và đang chờ kết quả.
Theo người dân địa phương, thời gian qua, do vào mùa thu hoạch lúa (chủ yếu bằng máy cắt) nên lượng rơm không được thu gom mà bỏ lại ngay tại ruộng, lâu ngày bị hôi thối. Hàng năm, vào khoảng từ tháng 9 đến cuối tháng 10, đều có hiện tượng nước sông bị ô nhiễm do nước hôi thối từ đồng ruộng chảy ra và cũng có hiện tượng cá, tôm chết, nổi đầu nhưng số lượng các năm trước ít hơn lần này.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.