Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Các đối tượng này đã ngang nhiên nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ để giết chết hoa màu… để tận diệt cây trồng và cả hành hung chủ vườn nếu có ngăn cản hay phản ứng. Gia đình Đinh Văn Ích (ngụ thôn 3B) bị phá hoại nhiều héc ta cây trồng, “vào ngày 29/6, gần chục người ngang nhiên kéo tới rẫy nhà tôi nhổ gần 1ha cà phê, còn rẫy của anh trai tôi là Đinh Văn Lợi ở gần đó cũng bị bọn chúng dùng cả thuốc diệt cỏ làm hư hại 1,5 sào bắp và nhổ thêm 800 cây cà phê”, anh Ích bức xúc.
Cũng theo anh Ích, vườn cà phê của hộ anh Nguyễn Văn Thắng liền kề rẫy nhà anh cũng bị nhổ đi mất khoảng 700 cây cà phê. Được biết, miếng đất rẫy rộng khoảng 3,2ha này được anh Ích mua lại của bà Mai Thị Lựu (ngụ xã Quảng Sơn) từ cuối năm 2014 và gia đình anh cũng không có tranh chấp hay mâu thuẫn với ai cả.
Sau khi thấy nhóm người lạ phá phách cây trồng bà Lựu đã ra can ngăn thì lập tức bị các đối tượng hành hung bị thương nhẹ, còn với người dân địa phương không ai dám làm gì vì các đối tượng rất manh động.
“Hiện tại, không những cây trồng bị phá mà đất đai họ cũng chiếm đã gây thiệt hại rất lớn cho gia đình tôi và các hộ khác, gia đình tôi cũng đã báo cáo vụ việc lên với chính quyền xã, nhưng chưa thấy xử lý gì”, anh Ích cho biết thêm.
Nhiều héc-ta cà phê của người dân bị phá hoại
Được biết, không chỉ phá cây cối, hoa màu, chiếm đất của 4 hộ dân thôn 3B, nhóm người trên còn vào phá rẫy của gia đình ông Y’krin ở bon Ting. Theo người dân địa phương, nguyên nhân nhóm đối tượng phá hoại cây trồng là để tranh chấp đất đai của người dân.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Ngô Anh Sáng - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn xác nhận: Việc một số đối tượng thuê côn đồ vào tranh chấp, phá hoại tài sản của bà con có xảy ra trên địa bàn. “Vừa qua Công an xã điều tra sự việc, qua kiểm tra hành chính, Công an xã đã xử phạt hai đối tượng trong nhóm người trên cư trú bất hợp pháp ở địa phương… Đồng thời, lực lượng công an đang tích cực vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên tạo sự yên tâm cho bà con canh tác”, ông Sáng cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, giá hồ tiêu những ngày gần đây trên thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dao động ở mức 146.000 - 150.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng 9/2013.

Có lẽ, tết này đối với đồng bào Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lak (Dak Lak) niềm vui được nhân đôi khi giá ca cao lên gần 50.000 đồng/kg. Cây ca cao bén duyên trên vùng đất này được xem như “cú hích” thúc đẩy trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.