Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Các đối tượng này đã ngang nhiên nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ để giết chết hoa màu… để tận diệt cây trồng và cả hành hung chủ vườn nếu có ngăn cản hay phản ứng. Gia đình Đinh Văn Ích (ngụ thôn 3B) bị phá hoại nhiều héc ta cây trồng, “vào ngày 29/6, gần chục người ngang nhiên kéo tới rẫy nhà tôi nhổ gần 1ha cà phê, còn rẫy của anh trai tôi là Đinh Văn Lợi ở gần đó cũng bị bọn chúng dùng cả thuốc diệt cỏ làm hư hại 1,5 sào bắp và nhổ thêm 800 cây cà phê”, anh Ích bức xúc.
Cũng theo anh Ích, vườn cà phê của hộ anh Nguyễn Văn Thắng liền kề rẫy nhà anh cũng bị nhổ đi mất khoảng 700 cây cà phê. Được biết, miếng đất rẫy rộng khoảng 3,2ha này được anh Ích mua lại của bà Mai Thị Lựu (ngụ xã Quảng Sơn) từ cuối năm 2014 và gia đình anh cũng không có tranh chấp hay mâu thuẫn với ai cả.
Sau khi thấy nhóm người lạ phá phách cây trồng bà Lựu đã ra can ngăn thì lập tức bị các đối tượng hành hung bị thương nhẹ, còn với người dân địa phương không ai dám làm gì vì các đối tượng rất manh động.
“Hiện tại, không những cây trồng bị phá mà đất đai họ cũng chiếm đã gây thiệt hại rất lớn cho gia đình tôi và các hộ khác, gia đình tôi cũng đã báo cáo vụ việc lên với chính quyền xã, nhưng chưa thấy xử lý gì”, anh Ích cho biết thêm.
Nhiều héc-ta cà phê của người dân bị phá hoại
Được biết, không chỉ phá cây cối, hoa màu, chiếm đất của 4 hộ dân thôn 3B, nhóm người trên còn vào phá rẫy của gia đình ông Y’krin ở bon Ting. Theo người dân địa phương, nguyên nhân nhóm đối tượng phá hoại cây trồng là để tranh chấp đất đai của người dân.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Ngô Anh Sáng - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn xác nhận: Việc một số đối tượng thuê côn đồ vào tranh chấp, phá hoại tài sản của bà con có xảy ra trên địa bàn. “Vừa qua Công an xã điều tra sự việc, qua kiểm tra hành chính, Công an xã đã xử phạt hai đối tượng trong nhóm người trên cư trú bất hợp pháp ở địa phương… Đồng thời, lực lượng công an đang tích cực vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên tạo sự yên tâm cho bà con canh tác”, ông Sáng cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.