Kế Hoạch Thúc Đẩy Lĩnh Vực Nông - Lâm - Ngư Nghiệp Của Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.
Theo kế hoạch trên, trong vòng 5 năm tới, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng diện tích đất canh tác trên một hộ nông dân ở khu vực đồng bằng lên từ 20-30 ha, gấp 10 lần so với diện tích canh tác hiện tại. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các hộ nông dân sẵn sàng bán hoặc cho đất nông nghiệp để thúc đẩy quá trình tích tụ đất nông nghiệp. Chính phủ hy vọng việc phát triển mô hình canh tác quy mô lớn sẽ giúp các hộ nông dân cắt giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Hiện nay, diện tích đất canh tác bình quân trên một hộ nông dân ở Nhật Bản khoảng 2 ha, chỉ bằng 1/90 so với diện tích đất canh tác bình quân ở Mỹ và bằng 1/1.500 so với diện tích đất canh tác bình quân ở Ôxtrâylia.
Cùng với biện pháp hỗ trợ tài chính, Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch xây dựng chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích thanh niên tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Các biện pháp khác nhằm vực dậy ngành nông nghiệp bao gồm thành lập quỹ tài chính công-tư nhằm khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thành lập doanh nghiệp chế biến và bán lẻ.
Hiện nay, rất nhiều nông dân Nhật Bản phản đối việc nước này tham gia hiệp định thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do lo ngại về khả năng các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ sẽ tràn vào thị trường trong nước bởi vì, về cơ bản, TPP yêu cầu các nền kinh tế thành viên phải loại bỏ hàng rào thuế quan. Với kế hoạch trên, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định về việc liệu nước này có nên tham gia vào các cuộc thương lượng về TPP trước thời điểm diễn ra Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11/2011
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.