Indonesia và Malaysia sẽ thành lập Hội đồng sản xuất dầu cọ

CPOPC dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 10.
Thu hoạch quả cọ tại một khu vườn ở Medan, Indonesia.
Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và tài nguyên, Rizal Ramli, CPOPC sẽ giúp duy trì ổn định giá cả của mặt hàng dầu cọ bằng cách phối hợp sản xuất và bố trí kho trữ để cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Indonesia và Malaysia hiện đang kiểm soát 85% thị trường dầu cọ thế giới về dầu cọ, vì vậy sự tham gia của hai nước sẽ góp phần quan trọng đảm bảo ổn định giá cả trên thị trường. Indonesia và Malaysia cũng sẽ mời các nước sản xuất dầu cọ khác tham gia Hội đồng.
Bộ trưởng Rizal Ramli cho biết thêm, Hội đồng cũng sẽ mang lại sự hài hòa trong các tiêu chuẩn sản xuất dầu cọ dựa trên tính bền vững kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh là rất quan trọng bởi vì thị trường các nước tiên tiến thường áp dụng các tiêu chuẩn cao để bảo vệ các ngành công nghiệp khác như dầu đậu nành, hướng dương...
Phía Malaysia mong muốn Hội đồng sẽ khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp dầu cọ xanh và thân thiện môi trường.
Theo quan điểm đó, bên cạnh việc ổn định giá cả và hài hoà tiêu chuẩn, Hội đồng cũng sẽ có một ủy ban làm việc để nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp dầu cọ bền vững.
Indonesia và Malaysia cũng có ý tưởng về việc tạo điều kiện cho các bên tư nhân quốc tế liên quan đến việc thành lập một khu kinh tế xanh cho ngành công nghiệp dầu cọ giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 9-12 âm lịch, khi cây ngô cuối cùng trên nương đá tai mèo của người Mông (Đồng Văn - Hà Giang) được thu hoạch cũng là lúc những cây Bạc hà trổ bông tím hồng, vươn mình trên đá tạo nên mùa hoa Bạc hà tím cả không gian. Trong những tia nắng cuối thu, loài hoa dại ấy nhẹ nhàng đưa hương quyến rũ, thu hút loài ong mật cần mẫn làm nên những giọt mật độc nhất, vô nhị mang tên mật ong Bạc hà.

Vụ đông năm 2013, huyện Hải Hậu (Nam Định) xây dựng mô hình trồng ngô đông trên đất 2 lúa theo phương pháp làm đất tối thiểu phủ rơm rạ ở 5 xã gồm: Hải Hưng 2ha, Hải Minh 2,5ha, Hải Đường 3ha, Hải Trung 3,5ha, Hải Phong 4ha. Thực hiện mô hình, huyện đã đưa các giống ngô tẻ LVN885, LVN99, HN45 vào gieo trồng

Trong khi nhiều nơi vụ đông đất bị bỏ trống thì ở thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) người dân lại tích cực đưa rau màu có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có giống bí ngồi Hàn Quốc.

UBND tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 cho dự án Trồng rừng nguyên liệu cây dó do Công ty TNHH Cây Xanh (KCN An Phú, TP Tuy Hòa) làm chủ đầu tư.

Nông dân Bắc Cạn trồng dong riềng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ không hết, tư thương khống chế giá giảm gần một nửa so với năm trước. Tiền bán dong riềng không đủ trả công thu hoạch và vận chuyển làm cho nông dân lao đao.