Indonesia và Malaysia sẽ thành lập Hội đồng sản xuất dầu cọ

CPOPC dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 10.
Thu hoạch quả cọ tại một khu vườn ở Medan, Indonesia.
Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và tài nguyên, Rizal Ramli, CPOPC sẽ giúp duy trì ổn định giá cả của mặt hàng dầu cọ bằng cách phối hợp sản xuất và bố trí kho trữ để cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Indonesia và Malaysia hiện đang kiểm soát 85% thị trường dầu cọ thế giới về dầu cọ, vì vậy sự tham gia của hai nước sẽ góp phần quan trọng đảm bảo ổn định giá cả trên thị trường. Indonesia và Malaysia cũng sẽ mời các nước sản xuất dầu cọ khác tham gia Hội đồng.
Bộ trưởng Rizal Ramli cho biết thêm, Hội đồng cũng sẽ mang lại sự hài hòa trong các tiêu chuẩn sản xuất dầu cọ dựa trên tính bền vững kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh là rất quan trọng bởi vì thị trường các nước tiên tiến thường áp dụng các tiêu chuẩn cao để bảo vệ các ngành công nghiệp khác như dầu đậu nành, hướng dương...
Phía Malaysia mong muốn Hội đồng sẽ khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp dầu cọ xanh và thân thiện môi trường.
Theo quan điểm đó, bên cạnh việc ổn định giá cả và hài hoà tiêu chuẩn, Hội đồng cũng sẽ có một ủy ban làm việc để nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp dầu cọ bền vững.
Indonesia và Malaysia cũng có ý tưởng về việc tạo điều kiện cho các bên tư nhân quốc tế liên quan đến việc thành lập một khu kinh tế xanh cho ngành công nghiệp dầu cọ giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Để từng bước thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, Chương trình Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La (Dự án Asiar) phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đường triển khai mô hình trồng đậu tương xen ngô vụ thu đông tại xã Bản Bo.

Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.