Indonesia và Malaysia sẽ thành lập Hội đồng sản xuất dầu cọ

CPOPC dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 10.
Thu hoạch quả cọ tại một khu vườn ở Medan, Indonesia.
Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và tài nguyên, Rizal Ramli, CPOPC sẽ giúp duy trì ổn định giá cả của mặt hàng dầu cọ bằng cách phối hợp sản xuất và bố trí kho trữ để cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Indonesia và Malaysia hiện đang kiểm soát 85% thị trường dầu cọ thế giới về dầu cọ, vì vậy sự tham gia của hai nước sẽ góp phần quan trọng đảm bảo ổn định giá cả trên thị trường. Indonesia và Malaysia cũng sẽ mời các nước sản xuất dầu cọ khác tham gia Hội đồng.
Bộ trưởng Rizal Ramli cho biết thêm, Hội đồng cũng sẽ mang lại sự hài hòa trong các tiêu chuẩn sản xuất dầu cọ dựa trên tính bền vững kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh là rất quan trọng bởi vì thị trường các nước tiên tiến thường áp dụng các tiêu chuẩn cao để bảo vệ các ngành công nghiệp khác như dầu đậu nành, hướng dương...
Phía Malaysia mong muốn Hội đồng sẽ khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp dầu cọ xanh và thân thiện môi trường.
Theo quan điểm đó, bên cạnh việc ổn định giá cả và hài hoà tiêu chuẩn, Hội đồng cũng sẽ có một ủy ban làm việc để nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp dầu cọ bền vững.
Indonesia và Malaysia cũng có ý tưởng về việc tạo điều kiện cho các bên tư nhân quốc tế liên quan đến việc thành lập một khu kinh tế xanh cho ngành công nghiệp dầu cọ giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.

20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.

Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.