Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Indonesia đã chấp nhận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan

Indonesia đã chấp nhận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan
Ngày đăng: 23/10/2015

Tuyên bố này được Tổng thống đưa ra ngày 21/10 tại hội chợ thương mại Indonesia (Trade Expo Indonesia) lần thứ 30 năm 2015 ở Thủ đô Jakarta và đây là lần đầu tiên ông khẳng định về chuyện Indonesia sẽ nhập khẩu gạo từ nước ngoài.

Trước đó, Tổng thống đã nhiều lần khẳng định rằng dù lượng gạo của Indonesia năm nay sản xuất được thấp hơn dự tính nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu và quốc đảo sẽ tự cung tự cấp gạo sớm hơn kế hoạch là năm 2017.

Với dân số 250 triệu người và thói quen sử dụng gạo là lương thực chính thì gạo là mặt hàng thiết yếu và rất quan trọng đối với đất nước có dân số lớn thứ tư trên thế giới này.

Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, mùa khô năm nay kéo dài cộng với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến 200.000ha lúa bị thiếu nước, trong đó có 30.000ha mất trắng.

Điều này khiến cho sản lượng lúa của nước này trong năm nay không thể đạt mức 75,5 triệu tấn như ước tính trước đó của Cục Thống kê Quốc gia Indonesia.

Indonesia đã phải đàm phán với các nhà sản xuất lúa gạo lớn trong khu vực về khả năng nhập khẩu dự phòng, theo đó, Việt Nam đã đồng ý cũng cấp 1 triệu tấn gạo trong khi Thái Lan chưa đưa ra con số cụ thể.

Tuy nhiên, Indonesia chưa khẳng định lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam vì còn cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó có diễn biến của thời tiết sẽ có thể làm thay đổi những dự đoán trước đó về mức độ mất mùa.

Trước đó, vào thời điểm cuối tháng Chín, ​giám đốc BULOG Djarot Kusumayakti cho biết, lượng gạo tồn kho tính đến tháng 12/2015 dự kiến chỉ đạt khoảng 62.000 tấn, trong khi cần phải dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới vào đầu năm 2016.


Có thể bạn quan tâm

Quýt Đường Chính Vụ Giảm Giá Quýt Đường Chính Vụ Giảm Giá

Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.

20/10/2014
Mùa Nhãn Trên Vùng Đất Cằn Mùa Nhãn Trên Vùng Đất Cằn

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

20/10/2014
Tỉ Phú Xoài Miền Tây Tỉ Phú Xoài Miền Tây

Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.

20/10/2014
Giồng Trôm (Bến Tre) Chú Trọng Cây Chanh Trong Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Giồng Trôm (Bến Tre) Chú Trọng Cây Chanh Trong Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.

20/10/2014
Sức Bật Mới Trên Huyện Cù Lao Sức Bật Mới Trên Huyện Cù Lao

Dù chỉ mới qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2014 nhưng căn cứ những số liệu phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với dự báo khả năng đạt các chỉ tiêu đến cuối năm, Tân Phú Đông hoàn toàn có thể tin tưởng về bức tranh kinh tế, xã hội khả quan của năm nay.

21/10/2014