Indonesia cân nhắc khả năng nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Thái Lan

Theo ông Nasution, quyết định cuối cùng về việc nhập khẩu gạo sẽ được đưa ra vào đầu tháng 11 tới.
Theo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa lý Indonesia, quốc gia "Vạn Đảo" đã chịu ảnh hưởng của El Nino từ tháng 8 và hiện tượng này có thể sẽ kết thúc vào tháng 12 tới.
El Nino gây hạn hán, kéo dài vụ mùa, cũng như ảnh hưởng tới hoạt động trồng lúa ở Indonesia.
Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cho rằng sản lượng gạo của nước này có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu của 250 triệu dân.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, mùa khô kéo dài khiến 200.000 hecta ruộng lúa thiếu nước và 30.000 hecta trong số này không thể thu hoạch
. Chính phủ nước này đã tạo ra các trận mưa nhân tạo và phân phối hàng trăm máy bơm để cung cấp nước cho một số khu vực chịu hạn hán.
Năm 1998, ảnh hưởng của El Nino đã buộc Indonesia phải nhập khẩu 5 triệu tấn lương thực
.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm các loại cây trồng ngắn ngày vụ Hè thu. Diện tích các cây trồng như đậu phộng, bắp, mì, mía đều tăng hơn so cùng kỳ. Một số diện tích xuống giống sớm nay đã thu hoạch.

Giữa năm 2010, ông Lê Văn Thắng ở thôn An Sơn, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bắt đầu ra Rú Đưng, một khu rừng tự nhiên rộng 16 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch để phát triển kinh tế. Đem tiền tỷ đầu tư vào một khu rừng nguyên sinh là chuyện lạ đối với nhiều người quen biết ông Thắng lúc bấy giờ.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.