IFC thúc đẩy cung cấp tài chính cho khu vực nông nghiệp Việt Nam

Đưa ra những yếu tố quan trọng làm nên thành công của một tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho người nông dân, cuốn “Cẩm nang triển khai tín dụng nông nghiệp” sẽ giúp các tổ chức tài chính Việt Nam thiết kế và triển khai những sản phẩm tín dụng mới.
Cụ thể, cuốn cẩm nang chia sẻ việc nắm bắt cơ hội và rủi ro trong tín dụng nông nghiệp, cách thức các tổ chức tài chính có thể quản lý và hạn chế rủi ro thông qua việc điều chỉnh các quy trình nội bộ, thiết kế sản phẩm cho vay phù hợp và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các chủ thể trong chuỗi giá trị…
Theo nhận định của IFC, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính và sinh kế của gần 70% dân số ở Việt Nam, nhưng khu vực này mới chỉ đóng góp 20% tổng sản phẩm quốc nội.
Thêm vào đó, việc tiếp cận tài chính vẫn được xem là một trong những hạn chế, khi mà dư nợ cho vay khu vực nông thôn chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, nông nghiệp đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam.
Vì thế, IFC đang hỗ trợ thúc đẩy tiếp cận tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi nguồn vốn dài hạn với chi phí sẽ giúp người nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp tăng thu nhập, tạo thêm việc làm và tăng nguồn thu từ xuất khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
Cuốn cẩm nang do IFC thực hiện trong khuôn khổ chương trình phát triển tài chính nông nghiệp và tư vấn sau thu hoạch ở Việt Nam do Ban Ngoại vụ, Thương mại và Phát triển của Chính phủ Canađa (DFAT) tài trợ, nhằm giúp Việt Nam phát triển bền vững khu vực nông thôn.
Dự kiến, thông qua các hoạt động, chương trình sẽ giúp làm tăng thêm thu nhập khoảng 36,6 triệu USD cho nông dân tính đến năm 2019.
IFC cũng sẽ thực hiện mục tiêu trên thông qua việc hợp tác nâng cao năng lực cho các tổ chức tài chính để giúp họ phát triển dịch vụ cung cấp tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp, hướng tới người nông dân và các thành phần trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tình trạng bơm nước vào heo hơi trước khi giết mổ làm tăng ký, ăn gian người tiêu dùng diễn ra ngày càng tăng, với nhiều thủ đoạn phức tạp và có hành vi chống đối ngành chức năng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25 - 30kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

Nếu mô hình thử nghiệm thành công, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên - Lào Cai) sẽ khuyến khích các hộ nuôi cá áp dụng mô hình này thay cho lồng bè trước đây.

Khởi phát hơn chục năm, nghề nuôi cá lóc giống tại xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) đã mang lại thu nhập khá cho nhiều nông dân ít đất canh tác. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, mô hình kinh tế này đang đối diện với nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Mùa du lịch hè năm nay, Sa Pa (Lào Cai) lâm vào tình trạng khan hiếm đặc sản cá hồi, cá tầm. Lượng khách du lịch tăng cao đột biến, nguồn cung cấp lại không đủ… khiến giá loại đặc sản này tăng cao, từ 100 - 120 nghìn đồng/kg.