ích cực cải tạo giống cây trồng

Để nâng cao năng suất lúa, tăng thu nhập cho người dân và từng bước xây dựng thương hiệu “gạo Phú Thiện”,
Năm 2014, huyện bắt đầu triển khai dự án hỗ trợ 50% giá lúa giống các loại OM6976, ML48, HC2 và RVT cho 7 xã, thị trấn, với số lượng hỗ trợ là 24.300kg lúa giống nhằm giúp người dân từng bước thay thế giống địa phương năng suất thấp.
Đến năm 2015, huyện tiếp tục triển khai mô hình cánh đồng lúa một giống, áp dụng theo quy trình sản xuất 3 giảm, 3 tăng tổng diện tích 35 ha, với 80 hộ tại xã Chrôh Pơnan tham gia, tổng kinh phí hơn 705 triệu đồng (vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 300 triệu đồng, dân đóng góp hơn 405 triệu đồng).
Những hộ tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ 100% kỹ thuật, giống lúa nguyên chủng OM4900 và 50% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, huyện còn triển khai các dự án cấp 6.500 kg lúa giống OM4900 với diện tích 70 ha cho 2 xã Ia Sol và Ayun Hạ cho 80 hộ dân tham gia, hỗ trợ 50% giá lúa giống OM 4900 cho 9 xã, 1 thị trấn, với số lượng lúa giống hỗ trợ là 24.300kg…
Ông Bùi Trọng Thành-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện khẳng định:
Các giống mới khi được đưa vào trồng đại trà trên địa bàn có nhiều ưu điểm, năng suất được nâng lên so với giống địa phương, giống cũ.
Năng suất lúa bình quân tăng từ 69,5 tạ/ha lên hơn 70,6 tạ/ha, cá biệt có nhiều diện tích đạt năng suất trên 75 tạ/ha.
Nhiều giống cây trồng khi được đưa vào trồng đại trà đã khẳng định được tính nổi trội, hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất và thị trường ưa chuộng và huyện đang hướng đến thương hiệu lúa gạo với các giống lúa như OM4900, OM6976, RVT, ML48...
Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trong các năm qua, cơ quan chuyên môn của huyện triển khai nhiều mô hình khảo nghiệm giống các loại cây trồng mía, mì, bắp lai.
Qua nhiều năm trồng khảo nghiệm, các loại giống mới hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào trồng đại trà thay thế cho các loại giống cây trồng kém hiệu quả như giống bắp lai CP888, Bioseed9698, C919, LVN10; mì KM140, KM94; mía K84-200, F156, F157, KK2…
Ông Bùi Trọng Thành cho biết thêm: Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện tổ chức hơn 100 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng-chống dịch bệnh cây trồng với khoảng 4.000 lượt người dân các xã, thị trấn tham gia, trong đó có khoảng 50% là đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng trong toàn huyện.
Triển khai các mô hình nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến với bà con nông dân, sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao và đa dạng hóa cây trồng. Nhìn chung các mô hình đã triển khai đều đạt hiệu quả cao, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng và đã được nhân rộng.
Người nông dân đã từng bước thay đổi tập tục sản xuất và thu nhập ngày càng tăng, từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua, tại Nam Định, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị sơ kết tình hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2014. Đánh giá sơ bộ, các nhà quản lý và doanh nghiệp khẳng định, Việt Nam đã cơ bản chủ động được 50 giống lúa lai F1.

Qua đọc sách báo và đến thăm một số trang trại trong huyện, anh thấy chanh đào cho lợi nhuận cao nên lựa chọn cây trồng này. Năm 2010, anh trồng 100 cây. Một năm sau, vườn chanh cho thu hoạch, sản lượng quả đạt 2 tấn. Với giá 30 nghìn đồng/kg, gia đình thu lãi 40 triệu đồng.

Những ngày này trên các triền đồi thoai thoải của vùng đất Kon Pne (huyện Kbang- Gia Lai), những đám lúa rẫy đã vàng ươm. Mùa thu hoạch lúa rẫy về cũng là mùa lễ hội nên cả thung lũng Kon Pne đang được ướp bằng hương lúa mới và hương rượu cần ngọt thơm…

Nuôi tôm ở nước ta được xem là một nghề phát triển nhanh, song một số nơi còn mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp đã dẫn đến tôm nuôi thường xuyên bị bệnh; vì thế để thu được kết quả tốt thì người nuôi phải sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho tôm.

UBND huyện Yên Thế đang tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn, tuyên truyền vận động nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Tiếp tục đẩy nhanh đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng VietGAP tại ba xã: Đồng Tâm, Tam Tiến và Tiến Thắng để nâng cao chất lượng sản phẩm.