ích cực cải tạo giống cây trồng

Để nâng cao năng suất lúa, tăng thu nhập cho người dân và từng bước xây dựng thương hiệu “gạo Phú Thiện”,
Năm 2014, huyện bắt đầu triển khai dự án hỗ trợ 50% giá lúa giống các loại OM6976, ML48, HC2 và RVT cho 7 xã, thị trấn, với số lượng hỗ trợ là 24.300kg lúa giống nhằm giúp người dân từng bước thay thế giống địa phương năng suất thấp.
Đến năm 2015, huyện tiếp tục triển khai mô hình cánh đồng lúa một giống, áp dụng theo quy trình sản xuất 3 giảm, 3 tăng tổng diện tích 35 ha, với 80 hộ tại xã Chrôh Pơnan tham gia, tổng kinh phí hơn 705 triệu đồng (vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 300 triệu đồng, dân đóng góp hơn 405 triệu đồng).
Những hộ tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ 100% kỹ thuật, giống lúa nguyên chủng OM4900 và 50% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, huyện còn triển khai các dự án cấp 6.500 kg lúa giống OM4900 với diện tích 70 ha cho 2 xã Ia Sol và Ayun Hạ cho 80 hộ dân tham gia, hỗ trợ 50% giá lúa giống OM 4900 cho 9 xã, 1 thị trấn, với số lượng lúa giống hỗ trợ là 24.300kg…
Ông Bùi Trọng Thành-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện khẳng định:
Các giống mới khi được đưa vào trồng đại trà trên địa bàn có nhiều ưu điểm, năng suất được nâng lên so với giống địa phương, giống cũ.
Năng suất lúa bình quân tăng từ 69,5 tạ/ha lên hơn 70,6 tạ/ha, cá biệt có nhiều diện tích đạt năng suất trên 75 tạ/ha.
Nhiều giống cây trồng khi được đưa vào trồng đại trà đã khẳng định được tính nổi trội, hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất và thị trường ưa chuộng và huyện đang hướng đến thương hiệu lúa gạo với các giống lúa như OM4900, OM6976, RVT, ML48...
Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trong các năm qua, cơ quan chuyên môn của huyện triển khai nhiều mô hình khảo nghiệm giống các loại cây trồng mía, mì, bắp lai.
Qua nhiều năm trồng khảo nghiệm, các loại giống mới hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào trồng đại trà thay thế cho các loại giống cây trồng kém hiệu quả như giống bắp lai CP888, Bioseed9698, C919, LVN10; mì KM140, KM94; mía K84-200, F156, F157, KK2…
Ông Bùi Trọng Thành cho biết thêm: Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện tổ chức hơn 100 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng-chống dịch bệnh cây trồng với khoảng 4.000 lượt người dân các xã, thị trấn tham gia, trong đó có khoảng 50% là đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng trong toàn huyện.
Triển khai các mô hình nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến với bà con nông dân, sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao và đa dạng hóa cây trồng. Nhìn chung các mô hình đã triển khai đều đạt hiệu quả cao, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng và đã được nhân rộng.
Người nông dân đã từng bước thay đổi tập tục sản xuất và thu nhập ngày càng tăng, từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.