Iải Pháp Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.
Với tiềm năng và thế mạnh về đất, khí hậu, kèm với kinh nghiệm canh tác lâu năm của nông dân, trong những năm qua cây tiêu đã đem lại giá trị thu nhập cao giúp nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Tuy nhiên vài năm trở lại đây do giá hồ tiêu tăng cao khiến người dân trong tỉnh nôn nóng đầu tư theo kiểu phong trào. Nhiều vườn tiêu mới được trồng ở những nơi đất đai không phù hợp, việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế... Trong khi hồ tiêu đòi hỏi nhiều về kỹ thuật từ khâu chọn giống đến chăm sóc.
Tại hội thảo về phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững tổ chức ngày 19-11, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp nhằm định hướng phát triển thương hiệu hồ tiêu như: Nhân nhanh và đưa vào sản xuất các giống hồ tiêu thích nghi rộng, ít bị nhiễm bệnh như tiêu Vĩnh Linh, Ấn Độ, Lada Belangtoeng và tiêu Trung, từng bước trồng, thay thế các vườn tiêu cho năng suất thấp; chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nhân giống, trồng và chăm sóc vườn tiêu, đặc biệt kỹ thuật bón phân ở từng độ tuổi trên nhiều vùng đất khác nhau, quy trình phòng trừ địch hại, tưới nước kết hợp với bón phân N và K bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt hoặc tưới nước phun mưa dưới tán.
Sở Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân không nên lạm dụng phân bón, thuốc hóa học để chăm sóc hồ tiêu, mà nên phát triển loại cây trồng này theo hướng sinh học; khuyến khích hệ thống đa canh, đa dạng hóa sản phẩm trong nông hộ nhằm giảm sự lệ thuộc vào một sản phẩm; quan tâm hơn nữa đến chất lượng tiêu về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm xuyên suốt từ nông hộ, xuất khẩu tới tay người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.