Huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 21 Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Tập Trung

Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.
Theo thống kê của huyện, từ năm 2010 đến nay, các xã, thị trấn của huyện đã xây dựng được 21 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích 153 ha; chuyển đổi 198 ha diện tích cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thủy sản.
Nhờ làm tốt việc xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, bình quân 8,4%/năm, từ 218 tỷ đồng (năm 2010) lên 328 tỷ đồng (năm 2014). Đồng thời từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao.

Thời điểm này đang bước vào mùa thu hoạch rộ măng tre Mạnh Tông. Giá bán dao động từ 5.000 – 7.000đ/kg (còn nguyên vỏ).

Nhằm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu, hàng năm Cục Thú y đã xây dựng kế hoạch kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

Không chỉ là một trưởng làng trẻ, có uy tín, anh Đoàn Văn Dặm, dân tộc Bana ở làng Đăk Đưm, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh còn là điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Sáng 18.9, Hội đồng khoa học và công nghệ huyện Phù Mỹ tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình “Sản xuất muối sạch bằng phương pháp lót bạt tại thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát”.