Huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 21 Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Tập Trung

Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.
Theo thống kê của huyện, từ năm 2010 đến nay, các xã, thị trấn của huyện đã xây dựng được 21 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích 153 ha; chuyển đổi 198 ha diện tích cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thủy sản.
Nhờ làm tốt việc xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, bình quân 8,4%/năm, từ 218 tỷ đồng (năm 2010) lên 328 tỷ đồng (năm 2014). Đồng thời từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.

Chuyển đổi mô hình SX, xây dựng cánh đồng liên kết (CĐLK) SX lúa bền vững, xây dựng thương hiệu gạo cho Đồng Tháp là một chủ trương mang tính đột phá trong tình hình hiện nay.

Sở NN-PTNT Tuyên Quang đã có phương án phòng chống đói, rét cho đàn gia súc và chỉ đạo hệ thống thú y, khuyến nông phối hợp chặt chẽ với địa phương hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi...

Ông Đoàn Hữu Thanh, PGĐ Trung tâm KN-KN Hải Phòng cho biết, mô hình cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên tại Hải Phòng bắt đầu ở huyện Vĩnh Bảo từ vụ mùa năm 2012 với 2 ha trình diễn.