Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan

100 hộ dân ở 5 xã ven đầm Ô Loan, gồm: An Ninh Đông, An Hải, An Cư, An Hiệp và An Hòa tham gia mô hình này trong thời gian 3 năm (2015 - 2017). Toàn bộ nguồn con giống sò huyết sẽ được CRSD tỉnh cung cấp. Đây là mô hình nhằm tái tạo nguồn lợi sò huyết đã trở thành đặc sản tại đầm Ô Loan vốn bị khai thác quá mức, cạn kiệt.
Được biết, trong năm 2014, CRSD tỉnh đã thả nuôi thử nghiệm 2ha sò huyết tại xã An Hải và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015, CRSD tỉnh tiếp tục triển khai thả nuôi 6ha sò huyết tại khu vực đầm Ô Loan.
Có thể bạn quan tâm

Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa ĐX, năng suất bình quân từ 6,5-7,5 tấn/ha, cao hơn so với vụ ĐX năm rồi khoảng 1 tấn/ha. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện nay diện tích thu hoạch toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 800.000 ha/1,6 triệu ha xuống giống. Hiện thương lái chỉ săn lùng mua lúa thơm, lắc đầu với lúa chất lượng thấp...

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).