Tự nguyện xây hầm biogas

Khi Chương trình khí sinh học trong chăn nuôi (hầm biogas) bắt đầu triển khai tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định) vào năm 2004, nhiều hộ chăn nuôi đã không đồng tình.
Bởi họ cho rằng, phân gia súc, gia cầm cho hết xuống hầm lấy phân đâu bón cho cây trồng.
Sau khi những hầm biogas của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) phát huy hiệu quả, suy nghĩ của người chăn nuôi ở đây đã thay đổi, thậm chí những hộ không nằm trong danh sách được dự án hỗ trợ cũng tự bỏ kinh phí xây dựng hầm biogas.
Thói quen trước đây của những hộ chăn nuôi ở huyện Hoài Nhơn là gom phân tươi thành đống rổi ủ cho hoai sau đó bón cho cây trồng.
Nước rửa chuồng heo, chuồng gà thì xả thẳng ra vườn hoặc kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, có nơi còn làm ngộ độc cây trồng, hàng xóm láng giềng thì phải chịu hít thở mùi hôi thối.
Sau khi chương trình khí sinh học trong chăn nuôi được triển khai tại đây, những hộ chăn nuôi đã thấy được hiệu quả thiết thực từ hầm biogas.
Chị Nguyễn Thị Hồng Xuân, chủ hộ chăn nuôi heo ở khối 3, thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn) cho biết: “Trong chuồng nhà tôi thường xuyên có khoảng 20 con heo thịt.
Nhà tôi ở trong khu vực dân cư đông đúc, khi chưa xây dựng hầm biogas, mùi hôi thối từ chuồng heo khiến những hộ dân sống chung quanh thường xuyên phản ứng.
Bây giờ thì chuồng heo hết gây ô nhiễm nhờ hầm biogas, lại tiết kiệm được tiền mua củi nấu, lợi đôi bề”.
“Hầm biogas đã đem lại lợi ích rất lớn cho nông hộ và cộng đồng.
Chỉ cần chăn nuôi khoảng 5 – 6 lợn thịt là đủ khí để đun nấu thức ăn, nước uống cho cả gia đình.
Ngoài việc lấy khí đốt, đã có 2 hộ chăn nuôi gia trại ở xã Hoài Đức dùng khí để chạy máy phát điện sử dụng tại gia đình”, ông Phạm Văn Chung nói.
Từ lợi ích thiết thực, ở huyện Hoài Nhơn bây giờ không chỉ những hộ nằm trong danh sách được chương trình hỗ trợ, hàng trăm hộ chăn nuôi khác tự bỏ kinh phí 9 - 10 triệu đồng để xây dựng hầm biogas.
Nhà chị Hà Thị Ninh ở thôn Thuận Thượng 2, xã Hoài Xuân chuyên nấu rượu nuôi heo, bò.
Nhìn thấy lợi ích từ hầm biogas của các hộ chung quanh, chị đã tự bỏ kinh phí xây dựng hầm biogas để mang lại tiện ích cho nhà mình.
“Nhà tôi thường xuyên nuôi 10 heo thịt, 1 heo nái, 2 con bò.
Từ khi xây dựng hầm biogas, tôi vừa xử lý được chất thải trong chăn nuôi, vừa lấy khí làm nhiên liệu đun nấu ăn, nấu rượu.
Từ khi nấu rượu bằng khí gas, tôi vừa tiết kiệm được tiền mua củi từ 150 đến 180 ngàn đồng mỗi tháng, rượu nấu ra cũng ngon hơn vì khí gas đốt cháy đều hơn củi, lại ít làm bẩn bếp.
Phân lấy từ hầm biogas đem bón cho lúa, bắp, cây ăn trái trong vườn mà không mất thời gian ủ như trước”, chị Ninh cho biết.
Không chỉ vậy, nhiều hộ dân ở Hoài Nhơn sử dụng hầm biogas còn sáng tạo lắp đường ống vào bể phân giải để lấy phân tự động khi hầm đầy, thay vì phải dở nắp hầm lấy phân theo định kỳ.
Hiện nay, hầm biogas có mặt trên khắp 17 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn.
Ông Phạm Văn Chung, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn cho biết: “Từ năm 2004 - 2013, huyện xây dựng được 1.314 hầm biogas.
Sang năm 2014 tiếp tục xây dựng thêm 623 hầm nữa.
Trong năm 2015 này, đến hết tháng 9 đã xây dựng thêm 690 hầm, phấn đấu đến cuối năm sẽ đạt 900 hầm”.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.