Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa

Sau 4 năm thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa ở huyện Trảng Bàng, đã có hơn 1.300 lượt hộ nông dân tham gia với diện tích gần 2.400 ha. Tập trung chủ yếu ở xã Gia Bình và 3 xã cánh Tây của huyện gồm: Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ.
Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.
Tuy nhiên, điều nông dân huyện Trảng Bàng tham gia mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa còn băn khoăn là chưa có 1 đơn vị đầu mối thu mua sản phẩm. Doanh nghiệp tham gia vào mối liên kết chỉ dừng lại ở việc cung ứng phân bón.
Theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Trảng Bàng. Trên địa bàn các xã áp dụng mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa cần được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, ở các xã Phước Lưu, Bình Thạnh cần có trạm bơm điện để nông dân chủ động việc tưới tiêu, thoát nước, đê bao tiểu vùng ấp Phước Giang xã Phước Lưu cũng là 1 nhu cầu của người trồng lúa vùng này.
Để có thể tiến tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu hàng hóa xuất khẩu theo hướng VietGAP thì việc tổ chức thu hoatch, tồn trữ, bảo quản đến thu mua xuất khẩu lúa phải được triển khai đồng bộ.
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Huyen_Trang_Bang_co_1300_luot_ho_nong_dan_tham_gia_mo_hinh_lien_ket_4_nha_tren_cay_lua-7856.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.

Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng ngày càng tiến bộ. Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc đã đạt nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc có sự tiến bộ rõ rệt.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch mì nhưng bà con nông dân như ngồi trên lửa vì mì tụt giá mạnh. Nguy cơ thua lỗ đang hiện ra trước mắt.

Chỉ vào đám ruộng giống VN121 trĩu hạt đang được máy gặt đập liên hợp xử lý, bà Huỳnh Thị B., ngụ thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) bực mình bảo: “Lúa chín, sợ đổ ngã nên tôi kêu máy ông này “cộp” cho đỡ tốn công.

Việt Nam đưa ra mức giá là 460 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất trong các nước dự thầu nhưng không trúng thầu vì giá trần Philippines đưa ra thấp hơn.