Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa

Sau 4 năm thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa ở huyện Trảng Bàng, đã có hơn 1.300 lượt hộ nông dân tham gia với diện tích gần 2.400 ha. Tập trung chủ yếu ở xã Gia Bình và 3 xã cánh Tây của huyện gồm: Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ.
Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.
Tuy nhiên, điều nông dân huyện Trảng Bàng tham gia mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa còn băn khoăn là chưa có 1 đơn vị đầu mối thu mua sản phẩm. Doanh nghiệp tham gia vào mối liên kết chỉ dừng lại ở việc cung ứng phân bón.
Theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Trảng Bàng. Trên địa bàn các xã áp dụng mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa cần được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, ở các xã Phước Lưu, Bình Thạnh cần có trạm bơm điện để nông dân chủ động việc tưới tiêu, thoát nước, đê bao tiểu vùng ấp Phước Giang xã Phước Lưu cũng là 1 nhu cầu của người trồng lúa vùng này.
Để có thể tiến tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu hàng hóa xuất khẩu theo hướng VietGAP thì việc tổ chức thu hoatch, tồn trữ, bảo quản đến thu mua xuất khẩu lúa phải được triển khai đồng bộ.
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Huyen_Trang_Bang_co_1300_luot_ho_nong_dan_tham_gia_mo_hinh_lien_ket_4_nha_tren_cay_lua-7856.aspx
Có thể bạn quan tâm

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có