Huyện Trần Văn Thời có 25 hộ làm nghề nuôi cá bớp ở đảo Hòn Chuối

Hiện nay, tại đây có 25 hộ làm nghề nuôi cá bớp trong lồng bè, với tổng diện tích mặt nước hơn 640 m2. Trung bình, mỗi vụ nuôi có thời gian từ 8 đến 10 tháng, cá có thể đạt trọng lượng từ 6 đến 8 kg/con. Do ít bị các loại dịch bệnh gây hại và ít tốn công chăm sóc nên những năm qua ngư dân đảo Hòn Chuối luôn duy trì và mở rộng mô hình nuôi cá bớp trong lồng bè.
Đây được coi là mô hình bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản của ngư dân khu vực ven biển nói chung, đảo Hòn Chuối nói riêng. Tuy nhiên, do điều kiện đi lại còn khó khăn, nhất là mùa biển động nên giá sản phẩm của ngư dân làm ra không ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...

Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.

Bị khuyết tật (gù lưng), nhưng vượt qua khó khăn, anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 1976, ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) bây giờ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt...