Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Năm 2014, huyện Thường Xuân đặt mục tiêu trồng mới 350 ha cao su, đồng thời đưa ra chính sách hỗ trợ cây giống đến tận thôn, bản và 1 kg phân bón cho 1 cây cao su được trồng mới.
Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.
Khó khăn lớn nhất của huyện Thường Xuân hiện nay là thiếu quỹ đất để mở rộng diện tích trồng mới cao su, nên huyện đang tiến hành rà soát và cho khai thác diện tích keo, cây lâm nghiệp đã đến kỳ thu hoạch chuyển đổi sang trồng cao su, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện trồng xen, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng cao su trên những diện tích đã được trồng mía cho năng suất dưới 65 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Ở tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện nhiều phương thức tích tụ ruộng đất để có hàng trăm ha, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.

Sáng 3/6, tại Hà Nội, Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Học viện Mekong (Thái Lan) đồng tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới”.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu

Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.