Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Năm 2014, huyện Thường Xuân đặt mục tiêu trồng mới 350 ha cao su, đồng thời đưa ra chính sách hỗ trợ cây giống đến tận thôn, bản và 1 kg phân bón cho 1 cây cao su được trồng mới.
Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.
Khó khăn lớn nhất của huyện Thường Xuân hiện nay là thiếu quỹ đất để mở rộng diện tích trồng mới cao su, nên huyện đang tiến hành rà soát và cho khai thác diện tích keo, cây lâm nghiệp đã đến kỳ thu hoạch chuyển đổi sang trồng cao su, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện trồng xen, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng cao su trên những diện tích đã được trồng mía cho năng suất dưới 65 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Với phương pháp trồng chanh tứ quý (4 mùa) trên gốc bưởi, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thu về tiền tỷ

Anh Nguyễn Văn Dương (37 tuổi) đã nghỉ việc để về đầu tư trang trại rau thủy canh hiện đại cho hơn 30 tấn rau sạch mỗi tháng.

Để đến được thành công hiện tại, Nguyễn Hữu Hà đã phải đi một chặng đường dài với nhiều ngã rẽ, thất bại, mất mát.

Vài năm trở lại đây, bò sữa nổi lên là đối tượng nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An).

Anh Phạm Văn Hưng (34 tuổi) về quê nhà tại xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để đầu tư nuôi giống dê ngoại cho thu nhập hơn 20 tỷ đồng một năm.