Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh

Mô hình luân canh tôm lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã và đang phát huy hiệu quả không chỉ đối với tôm sú mà còn cả tôm càng xanh. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện có khoảng 2.000 ha diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, tăng gần 1.000 ha so với vụ mùa trước.
Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.
Bà con nông dân ở đây cho biết: Để nuôi tôm càng xanh thành công thì phải diệt hết cá tạp và làm tốt khâu rửa mặn, sao cho độ mặn giảm còn khoảng 3%o để tôm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch, nuôi tôm càng xanh bắt buộc người dân không được sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ làm chết tôm. Việc trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh còn làm hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, thị trường cá tra bất ổn, khiến cho người nuôi cá da trơn vùng ĐBSCL lao đao. Họ đang phải cân nhắc và tìm hướng đi mới cho cái nghề đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.

Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.