Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh

Mô hình luân canh tôm lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã và đang phát huy hiệu quả không chỉ đối với tôm sú mà còn cả tôm càng xanh. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện có khoảng 2.000 ha diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, tăng gần 1.000 ha so với vụ mùa trước.
Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.
Bà con nông dân ở đây cho biết: Để nuôi tôm càng xanh thành công thì phải diệt hết cá tạp và làm tốt khâu rửa mặn, sao cho độ mặn giảm còn khoảng 3%o để tôm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch, nuôi tôm càng xanh bắt buộc người dân không được sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ làm chết tôm. Việc trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh còn làm hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.

6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm huyện Bảo Lâm mở 30 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt với 1.094 lượt người tham gia.

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.

Nhiều năm nay, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Vĩnh Phúc đã trở thành “cánh tay” đắc lực giúp bà con nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp. Để có được niềm tin ấy, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, giúp bà con giải toả thắc mắc, dần làm chủ và hưởng lợi từ những mô hình kinh tế.

Anh Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 1981) ngụ tại ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là một thanh niên tiêu biểu cho phong trào sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Anh được vinh dự nằm trong danh sách 11 thanh niên tiêu biểu của tỉnh về Thủ đô tham dự thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2010.