Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Thạch Thành Vững Bước Phát Triển, Đi Lên

Huyện Thạch Thành Vững Bước Phát Triển, Đi Lên
Ngày đăng: 19/12/2014

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tự hào là quê hương của Chiến khu du kích Ngọc Trạo, tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân, huyện Thạch Thành ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhất là từ năm 2005 đến nay, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong quá trình phát triển, huyện đã vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Về phát triển kinh tế, huyện đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa lần 2 và khuyến khích các hộ dân tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi đưa cơ giới vào sản xuất; đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện trên địa bàn huyện đã hình thành 4 vùng sản xuất tập trung: vùng lúa; vùng mía nguyên liệu; vùng cao su, rừng sản xuất; vùng nuôi trồng thủy sản.

Đưa các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Huyện luôn quan tâm chỉ đạo đưa các giống lúa có tiềm năng năng suất cao vào gieo trồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, hiệu quả kinh tế ngày càng tăng. Đồng thời, thực hiện quy hoạch, ổn định diện tích mía nguyên liệu 5.200 ha; đưa các giống mía mới có năng suất, chữ lượng đường cao vào trồng; phát triển mía ven sông Bưởi để bảo đảm đạt năng suất 90 tấn/ha trở lên.

Tập trung phục tráng, xây dựng chỉ dẫn địa lý thương hiệu cho cây mía tím Kim Tân; hiện trên địa bàn huyện đã phát triển hơn 650 ha, thu nhập từ 160 đến 180 triệu đồng/ha/năm. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại; chăn nuôi gia súc, gia cầm, con nuôi đặc sản dưới tán rừng.

Để tiếp tục ổn định, phát triển cây cao su, giải quyết những khó khăn trước mắt cho người trồng cao su, huyện Thạch Thành đã xây dựng, triển khai đề án, tạo thuận lợi để người dân được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển chăn nuôi dưới tán rừng cao su. Ngoài ra,  huyện đang thực hiện quy hoạch, phát triển giống để trồng và phấn đấu đến năm 2020 trồng hơn 2.000 ha cây mắc ca...

Thực tế phát triển cho thấy, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII (nhiệm kỳ 2011 - 2015), từ năm 2011 – 2014, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt nghị quyết đề ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 16%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,3%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 24,4%/năm; bình quân lương thực 415 kg/người/năm; giải quyết việc làm cho 20.278 lao động; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 24 triệu đồng...

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân dần được nâng lên, huyện có điều kiện huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Từ năm 2011 đến năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 3.384,2 tỷ đồng (vốn ngân sách Nhà nước 783,1 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 616,1 tỷ đồng, vốn dân cư 1.985 tỷ đồng). Với nguồn vốn này, hệ thống giao thông, phòng chống lụt bão... của huyện đã được tăng cường.

Phong trào nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng giáo dục, y tế tiếp tục được tăng cường, trụ sở làm việc của một số cơ quan, đơn vị được đầu tư xây dựng mới. Nhiều nhà ở của nhân dân được đầu tư nâng cấp, xây dựng  cao tầng, khang trang.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thạch Thành luôn giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thực hiện ngày càng có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đồng thời, thường xuyên làm tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh... Về công tác luân chuyển cán bộ, từ năm 2010 đến nay, huyện đã luân chuyển 118 đồng chí; trong đó, cán bộ cấp huyện 36 đồng chí, cán bộ cấp xã 82 đồng chí và thu hút 93 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã.

Cán bộ điều động luân chuyển đã góp phần quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng của huyện về phát triển kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn. Nhiều cán bộ được điều động luân chuyển đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, xây dựng trường chuẩn quốc gia...

Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Đảng, Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành là dịp ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của quân đội và nhân dân ta, cũng như thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội mà huyện đạt được trong thời gian qua.

Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí quật cường, tự lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...

Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp huyện Thạch Thành trong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2015 – 2020”, góp phần phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tạo việc làm và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n133014/Huyen-Thach-Thanh-vung-buoc-phat-trien,-di-len


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

13/10/2014
Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

13/10/2014
Ghi Nhận Ở Một Gia Trại Nuôi Thỏ Ghi Nhận Ở Một Gia Trại Nuôi Thỏ

Trước khi đến với nghề nuôi thỏ, ông Nguyễn Hồng Phú, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) từng lăn lộn với nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi được giới thiệu mô hình nuôi thỏ, ông đã bỏ công sức tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và quyết định làm giàu từ thỏ.

13/10/2014
Sản Lượng Nấm Thu Hoạch Đạt 153 Tấn Sản Lượng Nấm Thu Hoạch Đạt 153 Tấn

Theo phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đến nay, toàn huyện có 142 lán trại trồng nấm tại 24 xã với tổng diện tích 21.150 m2. Năm nay, huyện tiếp tục sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ cung cấp ra thị trường. 9 tháng qua, sản lượng thu hoạch nấm tươi của toàn huyện đạt 153 tấn.

13/10/2014
Mỹ Thọ (Bình Định) Được Mùa Bắp Mỹ Thọ (Bình Định) Được Mùa Bắp

Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ - Bình Định), cho biết: Do thiếu nước tưới, vụ bắp vừa qua nông dân Mỹ Thọ chỉ trồng 79 ha bắp xen với cây hành, giảm 31 ha so cùng vụ năm ngoái. Tuy thời tiết nắng nóng kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất, nhưng diện tích nào đã trồng thì bà con nông dân vẫn kéo điện ra đồng khai thác mạch nước ngầm để tưới, nên năng suất bắp đạt khá cao.

13/10/2014