Huyện Thạch Thành Trồng 357 Ha Rừng

Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã rà soát, giao chỉ tiêu về diện tích trồng cho từng xã. Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch được giao, các xã đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân đào hố, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp.
Huyện liên hệ, khuyến cáo nhân dân các vườn ươm sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn để bảo đảm trồng rừng theo kế hoạch, đạt chất lượng. Đến hết tháng 7, toàn huyện trồng được 357 ha rừng (kế hoạch năm 2014 trồng 400 ha rừng).
Các xã trồng rừng đạt khá, như: Thành Long, Thành An, Thạch Sơn, Thạch Bình... Hiện huyện đang tập trung chỉ đạo các xã hướng dẫn nhân dân tu sửa lại các hố trồng đã đào do mưa lũ làm bồi lấp và chuẩn bị các điều kiện để trồng 43 ha rừng còn lại trong kế hoạch năm của Dự án WB3. Chỉ đạo các xã hướng dẫn các hộ dân tham gia trồng rừng thực hiện đầy đủ quy định của dự án.
Đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng rừng trồng; chăm sóc, tra dặm cây trồng. Ngoài ra, huyện Thạch Thành chỉ đạo các phòng, đơn vị có liên quan trên địa bàn phối hợp với các xã chủ động rà soát quỹ đất để xây dựng kế hoạch trồng rừng những năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu đang triển khai trình diễn 13 mô hình ruộng lúa - bờ hoa (hay còn gọi là cánh đồng sinh thái) ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, trình diễn trên lúa hè thu 11 điểm, lúa cao sản 2 điểm, mỗi điểm trình diễn 1ha.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.