Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh

Trong đó, 90ha thuộc xã Sông Xoài, diện tích còn lại tập trung ở ấp 1 và ấp Nông Trường (xã Hắc Dịch), diện tích trồng bưởi vẫn đang được bà con nông dân tiếp tục mở rộng. Trong số 125ha bưởi da xanh của huyện Tân Thành, hiện có gần 30ha đang thời kỳ cho trái, còn lại là diện tích bưởi dưới 3 năm tuổi.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tân Thành, ngoài việc hỗ trợ người dân vốn sản xuất, kỹ thuật trồng bưởi, huyện Tân Thành cũng đang triển khai dự án trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP tại 29 hộ dân với tổng diện tích 17ha. Kinh phí thực hiện dự án hơn 2,3 tỷ đồng.
Bưởi da xanh hiện đang là cây trồng chủ lực được huyện Tân Thành khuyến khích phát triển. Hiện nay, huyện đang xây dựng thương hiệu cho bưởi da xanh. Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng mới và thâm canh 400ha bưởi theo quy trình VietGAP để từng bước đưa bưởi da xanh của địa phương vươn tới thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chuyên canh cá mú hai giai đoạn, mỗi năm anh Trấn Quang Phú ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Bén duyên với nông nghiệp công nghệ cao ngay sau khi rời giảng đường, anh Nguyễn Mạnh Hùng đầu tư trồng các loại dưa hữu cơ, cho giá trị gấp 3 lần

Trồng rau theo triết lý '3 không' (không thuốc BVTV hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc tăng trường) và '4 sạch' (giống sạch, đất sạch, nước sạch)

Từ chỗ trồng cây được chăng hay chớ, bà con vùng cao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã thuần thục các kỹ thuật thâm canh cây cây ăn quả, cho ra quả trái vụ.

Ở Sóc Trăng, nghề nuôi dê tạo thêm sinh kế mới trên vùng đất chuyển đổi, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi khô hạn. Nhiều nông dân nghèo khá lên nhờ nuôi dê.