Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh

Trong đó, 90ha thuộc xã Sông Xoài, diện tích còn lại tập trung ở ấp 1 và ấp Nông Trường (xã Hắc Dịch), diện tích trồng bưởi vẫn đang được bà con nông dân tiếp tục mở rộng. Trong số 125ha bưởi da xanh của huyện Tân Thành, hiện có gần 30ha đang thời kỳ cho trái, còn lại là diện tích bưởi dưới 3 năm tuổi.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tân Thành, ngoài việc hỗ trợ người dân vốn sản xuất, kỹ thuật trồng bưởi, huyện Tân Thành cũng đang triển khai dự án trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP tại 29 hộ dân với tổng diện tích 17ha. Kinh phí thực hiện dự án hơn 2,3 tỷ đồng.
Bưởi da xanh hiện đang là cây trồng chủ lực được huyện Tân Thành khuyến khích phát triển. Hiện nay, huyện đang xây dựng thương hiệu cho bưởi da xanh. Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng mới và thâm canh 400ha bưởi theo quy trình VietGAP để từng bước đưa bưởi da xanh của địa phương vươn tới thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với trồng cỏ, dự trữ rơm cho mùa đông... hàng trăm hộ gia đình đồng bào thiểu số ở huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) còn biết ủ bã mì làm thức ăn để trâu, bò nuôi mau lớn.

Trước những bất cập của Nghị định 41 về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55 để thay thế, bổ sung với chính sách, không có tài sản thế chấp vẫn được vay vốn.

Để thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Thiện Kế (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã có cách làm sáng tạo: Đó là hoàn thiện các tiêu chí căn cứ trên nhu cầu của người dân để phục vụ lợi ích của người dân, tránh lãng phí.

Với nông dân,“đầu vào” - cứ nơi nào đào được là thành đầm nuôi tôm; lại không quy hoạch, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tôm cứ thế lây lan.

Năng suất tăng nhờ đầu tư hợp lý, nhà máy và nông dân có sự phối hợp trong sản xuất và thu mua... nên năm nay nông dân trên nhiều cánh đồng mía ở các tỉnh Đông Nam Bộ rộn rã tiếng cười khi bắt đầu vụ thu hoạch mới.