Huyện Quang Bình khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao

Công trình xây dựng cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ tháng 12.2014, với tổng nguồn vốn gần 10 tỷ đồng, trên diện tích 5.300m2 gồm các hạng mục: Nhà sản xuất chè tươi 1.300m2, kho tinh chế đóng gói chè 500m2, kho nông sản đầu mối 700m2, nhà trưng bày sản phẩm nông sản 200m2, khu văn phòng 400m2 và khu sân phơi, đường nội bộ, cây xanh 2.200m2. Hiện nay, cơ sở đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, máy móc đảm bảo cho việc hoạt động, chế biến chè chất lượng cao để tiêu thụ ra thị trường.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cơ sở chế biến chè sẽ giúp cho nhân dân các xã vùng chè trên địa bàn tiêu thụ nguyên liệu chè tươi được thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đây cũng là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trong năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 296.350 tấn, vượt 0,5% so với kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2013. Bà con ngư dân thực hiện đóng mới 101 chiếc tàu cá, đưa tổng số tàu cá toàn tỉnh hiện nay 6.276 chiếc, tổng công suất 1.040.325CV (trong đó có 5.887 chiếc tàu khai thác và 47 tàu làm dịch vụ nghề cá). Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 109 tổ đội đoàn kết trên biển.

Canh tác nông sản theo quy trình VietGAP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm VietGAP trên địa bàn tỉnh vẫn đang bị “lẫn lộn” với những sản phẩm thông thường khiến người nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp khó khăn.

Phớt lờ cảnh báo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân trong tỉnh ồ ạt chặt bỏ một số cây trồng dài ngày để trồng khoai mì mà không quan tâm đến đầu ra.Vì vậy, hiện bà con nông dân đang đứng trước cảnh dở khóc, dở cười khi khoai đã đến mùa thu hoạch nhưng lại không có người mua; hoặc phải bán với giá rẻ, chịu lỗ.

Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 khiến nông dân phấn khởi. Hiện nay, các doanh nghiệp thu mua cá tra của nông dân với giá 24.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà con thu lãi 2.000-3.000 đồng/kg.

Vụ đông năm nay, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) trồng gần 50ha rau, củ, quả các loại, trong đó có 2ha được trồng theo quy trình VietGAP. Việc trồng rau theo hướng VietGAP ngoài cung cấp cho người tiêu dùng rau sạch còn góp phần nâng cao thu nhập, từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.