Huyện Quang Bình khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao

Công trình xây dựng cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ tháng 12.2014, với tổng nguồn vốn gần 10 tỷ đồng, trên diện tích 5.300m2 gồm các hạng mục: Nhà sản xuất chè tươi 1.300m2, kho tinh chế đóng gói chè 500m2, kho nông sản đầu mối 700m2, nhà trưng bày sản phẩm nông sản 200m2, khu văn phòng 400m2 và khu sân phơi, đường nội bộ, cây xanh 2.200m2. Hiện nay, cơ sở đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, máy móc đảm bảo cho việc hoạt động, chế biến chè chất lượng cao để tiêu thụ ra thị trường.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cơ sở chế biến chè sẽ giúp cho nhân dân các xã vùng chè trên địa bàn tiêu thụ nguyên liệu chè tươi được thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đây cũng là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…
Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.