Huyện Quang Bình Khẩn Trương Gieo Trồng Các Loại Cây Vụ Đông Xuân

Vụ Đông-xuân năm 2014, theo kế hoạch, huyện Quang Bình gieo cấy với tổng diện tích lúa 2.394,24 ha, cơ cấu giống mới chiếm trên 90% diện tích, chủ yếu là giống Nhị ưu 838, HKT99, BG1, BC15.
Cho đến thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, huyện tập trung chỉ đạo bà con làm đất và gieo cấy kịp khung thời vụ, gắn với đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng, nhất là cây lúa và cây ngô.
Đồng thời thực hiện tốt chủ trương của huyện về xây dựng các mô hình thâm canh tăng năng suất; thường xuyên kiểm tra phòng, chống dịch bệnh kịp thời, có kế hoạch xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng để hướng dẫn nhân dân tổ chức thực hiện đạt kế hoạch.
Huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện hỗ trợ 15% giá giống các loại lúa HKT99, BG1, Nhị ưu 838, BC15, hỗ trợ 15% giá giống ngô Bioseed, CP333, C919... cho tất cả các xã để sản xuất vụ Hè-thu, hỗ trợ bón vôi để bón khử chua đất ruộng, 50% giá giống hoặc phân bón cho diện tích lúa bị hạn chuyển sang trồng ngô, lạc.
Theo lãnh đạo huyện Quang Bình cho biết: Vụ Đông-xuân năm nay, huyện tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn gieo cấy hết diện tích, không để diện tích ruộng bỏ hoang; đối với diện tích lúa bị hạn, chỉ đạo ngay từ đầu vụ phải chuyển sang trồng lạc, ngô, đậu tương và các loại cây rau màu...
Chỉ đạo thực hiện đúng khung mùa vụ và cơ cấu giống cho từng vụ theo hình thức bố trí luân canh tăng vụ “Xuân chính vụ - Mùa sớm – cây vụ Đông”. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng như: Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống bệnh hại trên cây trồng, cử cán bộ xuống tận nơi những diện tích lúa bị hạn và sâu bệnh để kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo nhân dân chăm sóc thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp chống hạn kịp thời. Đồng thời cung cấp thuốc và hướng dẫn bà con phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh.
Cùng với cây lúa, vụ Đông-xuân năm nay theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng 1.426 ha ngô, cơ cấu giống chủ yếu là Bioseed 9698, CP333, C919, CP989, NK4300, MX4. Huyện cũng đã có chính sách hỗ trợ 50% giá giống để thực hiện theo công thức luân canh tại 5 xã: Bản Rịa, Tân Nam, Xuân Minh, Tiên Nguyên, Nà Khương để sản xuất trên đất 1 vụ.
Ngoài ra, cây lạc phấn đấu gieo trồng với diện tích 1.840 ha, trong đó cơ cấu giống mới 90%. Cây đậu tương phấn đấu gieo trồng với diện tích 410 ha, trong đó diện tích thâm canh 90%.
Để đảm bảo năng suất, sản lượng vụ Đông-xuân đạt kế hoạch, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, nhất là Trạm Bảo vệ thực vật, thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên các trà lúa và cây hoa màu, chủ động dự tính dự báo thông báo kịp thời đến các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân phun phòng kịp thời.
Nếu thời tiết nắng nóng làm ảnh hưởng đến nguồn nước, Phòng NN&PTNT của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo nhân dân khai thác triệt để các công trình thủy lợi, nguồn nước tự có để cung cấp đủ nước tưới dưỡng cho toàn bộ diện tích lúa, không để lúa bị hạn cho đến khi lúa chắc xanh...
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ dân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) mua và trồng giống cây bơ Booth do Viện Ea Kmat (có trụ sở tại Đak Lak) cung cấp đã bị chết hàng loạt. Một số ít cây còn sống đều phát triển còi cọc.

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.