Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống...
Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống và nuôi sò cho hiệu quả kinh tế khá.
Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.
Đối với việc ươm sò giống, phần lớn bà con đi cào ở các bãi sò ven biển từ Mỹ Bình đến Sông Đốc, sau đó ươm trên các bãi bùn ven sông để bán cho các hộ khác có nhu cầu nuôi. Sau hai tháng ươm giống, sò tăng trọng lượng gấp 5 lần. Năm nay, nguồn giống khan hiếm nên bà con bán được giá. Bình quân mỗi kg sò giống trọng lượng từ 900 đến 1.000 con có giá hơn 600.000 đồng, giúp bà con có thu nhập khá.
Mô hình này giúp nhiều bà con có thu nhập, song đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có biện pháp hợp lý giúp bà con vừa có việc làm vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Hoa tam thất – nụ hoa tiền tỷ, đang cháy hàng tại Lào Cai do nguồn cung có hạn mà nhu cầu lại đang tăng nhanh chóng.
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, Đắk Lắk hiện có 70.800 ha cà phê đạt chứng nhận 4C, chiếm 34,8% diện tích cà phê toàn tỉnh, sản lượng hàng năm ước đạt 256.000 tấn.

Mặc dù tỉnh Bình Định chưa có chủ trương trồng cây mắc ca nhưng một số hộ dân ở xã miền núi Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) đã tự phát trồng loại cây này.

Tiểu vùng khí hậu bán ôn đới là điều kiện lý tưởng cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng, đặc hữu, trong đó có su su. Su su Sa Pa là loại rau ngon có tiếng khắp cả nước.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết về lợi thế cũng như những thách thức của cây ăn trái Việt Nam trong xu thế hội nhập, nhất là tham gia TPP.