Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống...
Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống và nuôi sò cho hiệu quả kinh tế khá.
Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.
Đối với việc ươm sò giống, phần lớn bà con đi cào ở các bãi sò ven biển từ Mỹ Bình đến Sông Đốc, sau đó ươm trên các bãi bùn ven sông để bán cho các hộ khác có nhu cầu nuôi. Sau hai tháng ươm giống, sò tăng trọng lượng gấp 5 lần. Năm nay, nguồn giống khan hiếm nên bà con bán được giá. Bình quân mỗi kg sò giống trọng lượng từ 900 đến 1.000 con có giá hơn 600.000 đồng, giúp bà con có thu nhập khá.
Mô hình này giúp nhiều bà con có thu nhập, song đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có biện pháp hợp lý giúp bà con vừa có việc làm vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.