Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống...
Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống và nuôi sò cho hiệu quả kinh tế khá.
Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.
Đối với việc ươm sò giống, phần lớn bà con đi cào ở các bãi sò ven biển từ Mỹ Bình đến Sông Đốc, sau đó ươm trên các bãi bùn ven sông để bán cho các hộ khác có nhu cầu nuôi. Sau hai tháng ươm giống, sò tăng trọng lượng gấp 5 lần. Năm nay, nguồn giống khan hiếm nên bà con bán được giá. Bình quân mỗi kg sò giống trọng lượng từ 900 đến 1.000 con có giá hơn 600.000 đồng, giúp bà con có thu nhập khá.
Mô hình này giúp nhiều bà con có thu nhập, song đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có biện pháp hợp lý giúp bà con vừa có việc làm vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.

Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...