Huyện Mường Lát Hoàn Thành Kế Hoạch Trồng Rừng Năm 2014

Nhờ tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên từ đầu năm 2014 đến nay, diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Mường Lát đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.
Toàn huyện đã trồng được 3.090 cây phân tán; 4.063,6 ha rừng tập trung, đạt 100,85% kế hoạch đề ra; 4.054,55 ha rừng sản xuất, đạt 101% kế hoạch; 9 ha rừng phòng hộ...
Huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tập huấn về trồng rừng, lồng ghép để tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho hàng trăm lượt người dân ở các xã có rừng. Công tác bảo vệ rừng cũng được tăng cường, không để xảy ra điểm nóng về chặt, phá, khai thác rừng trái phép; phần lớn các vụ vi phạm đều được phát hiện sớm, xử lý kịp thời.
Các mô hình trồng rừng để phát triển kinh tế cũng được quan tâm. Điển hình là mô hình thâm canh cây gỗ lớn, như: xoan, lát tại xã Mường Lý với quy mô 8 ha, có 16 hộ gia đình tham gia. Qua kiểm tra sơ bộ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt từ 85 đến 90%...
Ngoài ra, huyện Mường Lát còn chú trọng đến khâu sản xuất, chế biến lâm sản tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132513/Huyen-Muong-Lat-hoan-thanh-ke-hoach-trong-rung-nam-2014
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng qua, các doanh nghiệp cũng tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và xuất hơn 21.330 tấn thủy sản (chủ yếu là tôm đông), cho kim ngạch xuất khẩu đạt trên 223 triệu USD. Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay khá thuận lợi và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi.

Khoảng 6 năm trở lại đây, bí đỏ hồ lô đã trở thành nông sản mang lại thu nhập khá cho người dân xã Vạn Bình (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ không ổn định, tư thương ép giá đã khiến người trồng bí gặp khó khăn...

Vụ lúa hè - thu năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở 25 địa phương trong tỉnh Trà Vinh, với diện tích 4.243,98ha/3.762 hộ tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Cầu Kè, hiện nông dân xuống giống đạt 100% diện tích, chủ yếu sử dụng các giống lúa chất lượng cao được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như, OM 4900, OM6976, OM5451... lúa đang phát triển tốt.

Nông dân Tây Nguyên khi chọn giống cây trồng thường nghĩ và chọn ngay đến cây giống Eakmat, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Hiện nay, trong số 11.000ha đất nông nghiệp huyện, diện tích thanh long chuyển đổi từ đất lúa hơn 5.000ha, trong đó, từ năm 2010 đến nay tăng thêm 4.000ha, với sản lượng 50.000 - 70.000 tấn/năm. Long An trở thành một trong những tỉnh có diện tích thanh long nhiều nhất sau tỉnh Bình Thuận.