Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Cánh đồng lúa lớn ở xã Long Đức có tổng diện tích hơn 600 ha, với hàng trăm hộ tham gia ở 3 ấp An Hưng, Lợi Hưng, Hòa Hưng. Trước đây bà con sản xuất nhỏ lẻ, sau khi thu hoạch lúa phải tự tìm cho đầu ra. Nhưng nhờ được tuyên tuyền vận động và thấy được lợi ích thiết thực nên mọi người đã đồng tình tham gia mô hình này. Theo đó nông dân được hỗ trợ 30% tiền lúa giống và gieo sạ cùng một loại giống cấp xác nhận, đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình sản xuất, anh Lý Công Chức ở xã Long Đức cho biết: “Khi tham gia cánh đồng cánh đồng này tôi thấy có rất nhiều cái lợi như: khâu thủy lợi nội đồng, giống lúa, giá lúa bán được cao hơn, điều quan trọng nữa là giảm được chi phí đầu tư và thuốc bảo vệ thực vật.”
Để cánh đồng lúa lớn phát huy hiệu quả, huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để nâng cấp hệ thống thủy lợi và đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao giống cây con mới, nâng chất lượng vùng sản xuất lúa hàng hóa, thực hiện tốt Đề án cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa; Nhờ đó lúa phát triển tốt, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao khoảng 1 tấn/ha so với những hộ không tham gia cánh đồng lớn và bà con còn giảm được chi phí sản xuất, anh Bùi Duy Sơn ở xã Long Đức cho biết: “Năm nay ruộng lúa của tôi năng suất ước đạt trên 7 tấn/ha. Nhờ tham gia mô hình cánh đồng lớn nên vụ này hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, năng suất lúa lại cao. Tôi thấy mô hình rất hiệu quả.”
Từ kết quả của mô hình Cánh đồng lớn đã góp phần giúp Long Phú ổn định diện tích canh tác lúa 15.500 ha và nâng tổng sản lượng lúa đạt 292.852 tấn năm 2014, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.Thời gian tới, huyện Long Phú tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và tiến tới mở rộng thêm diện tích, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Nguyễn Thanh Hùng – Bí Thư huyện ủy Long Phú cho biết: “Hiện toàn huyện có 6 xã thực hiện mô hình cánh đồng lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy mô hình này mang lại lợi nhuận từ 15% đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ.”
Thu hoạch lúa hè thu ở cánh đồng mẫu lớn ở huyện Long Phú.
Tuy nhiên để mô hình cánh đồng lớn cho năng suất - chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nông dân, thì ngành chức năng cần có chính sách đầu tư đồng bộ,kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đảm bảo giá cả đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, để nông dân cải thiện được cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 89) sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) để phù hợp hơn với thực tế.

Tuần qua, đoàn công tác thuộc dự án JICA và TP.Minamiboso (Nhật Bản) do ông Fumio Kato dẫn đầu đã có chuyến khảo sát đánh giá các hạng mục do dự án tài trợ cho Quảng Nam từ năm 2011 đến nay. Chuyến đi này đồng thời mở ra những kỳ vọng mới trong thời gian tới.

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Quảng Nam chủ trương sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh nhiều năm nay, song còn đó những bất cập trong quản lý, phát triển tài nguyên rừng.

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.