Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Cánh đồng lúa lớn ở xã Long Đức có tổng diện tích hơn 600 ha, với hàng trăm hộ tham gia ở 3 ấp An Hưng, Lợi Hưng, Hòa Hưng. Trước đây bà con sản xuất nhỏ lẻ, sau khi thu hoạch lúa phải tự tìm cho đầu ra. Nhưng nhờ được tuyên tuyền vận động và thấy được lợi ích thiết thực nên mọi người đã đồng tình tham gia mô hình này. Theo đó nông dân được hỗ trợ 30% tiền lúa giống và gieo sạ cùng một loại giống cấp xác nhận, đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình sản xuất, anh Lý Công Chức ở xã Long Đức cho biết: “Khi tham gia cánh đồng cánh đồng này tôi thấy có rất nhiều cái lợi như: khâu thủy lợi nội đồng, giống lúa, giá lúa bán được cao hơn, điều quan trọng nữa là giảm được chi phí đầu tư và thuốc bảo vệ thực vật.”
Để cánh đồng lúa lớn phát huy hiệu quả, huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để nâng cấp hệ thống thủy lợi và đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao giống cây con mới, nâng chất lượng vùng sản xuất lúa hàng hóa, thực hiện tốt Đề án cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa; Nhờ đó lúa phát triển tốt, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao khoảng 1 tấn/ha so với những hộ không tham gia cánh đồng lớn và bà con còn giảm được chi phí sản xuất, anh Bùi Duy Sơn ở xã Long Đức cho biết: “Năm nay ruộng lúa của tôi năng suất ước đạt trên 7 tấn/ha. Nhờ tham gia mô hình cánh đồng lớn nên vụ này hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, năng suất lúa lại cao. Tôi thấy mô hình rất hiệu quả.”
Từ kết quả của mô hình Cánh đồng lớn đã góp phần giúp Long Phú ổn định diện tích canh tác lúa 15.500 ha và nâng tổng sản lượng lúa đạt 292.852 tấn năm 2014, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.Thời gian tới, huyện Long Phú tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và tiến tới mở rộng thêm diện tích, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Nguyễn Thanh Hùng – Bí Thư huyện ủy Long Phú cho biết: “Hiện toàn huyện có 6 xã thực hiện mô hình cánh đồng lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy mô hình này mang lại lợi nhuận từ 15% đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ.”
Thu hoạch lúa hè thu ở cánh đồng mẫu lớn ở huyện Long Phú.
Tuy nhiên để mô hình cánh đồng lớn cho năng suất - chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nông dân, thì ngành chức năng cần có chính sách đầu tư đồng bộ,kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đảm bảo giá cả đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, để nông dân cải thiện được cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.

Dịp nghỉ lễ kéo dài 6 ngày này đang được xem là cơ hội vàng đối với hoạt động kinh doanh khi sức mua hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nhất là nông, thủy sản.

Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg cách nay ba tháng (nghịch vụ).

Chính phủ cũng yêu cầu cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Riêng các mặt hàng nông sản, ngoài đẩy mạnh xuất khẩu cần phát triển mạng lưới phân phối, lưu thông, bảo đảm tốt cung cầu, kích thích tiêu dùng nội địa...