Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Cánh đồng lúa lớn ở xã Long Đức có tổng diện tích hơn 600 ha, với hàng trăm hộ tham gia ở 3 ấp An Hưng, Lợi Hưng, Hòa Hưng. Trước đây bà con sản xuất nhỏ lẻ, sau khi thu hoạch lúa phải tự tìm cho đầu ra. Nhưng nhờ được tuyên tuyền vận động và thấy được lợi ích thiết thực nên mọi người đã đồng tình tham gia mô hình này. Theo đó nông dân được hỗ trợ 30% tiền lúa giống và gieo sạ cùng một loại giống cấp xác nhận, đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình sản xuất, anh Lý Công Chức ở xã Long Đức cho biết: “Khi tham gia cánh đồng cánh đồng này tôi thấy có rất nhiều cái lợi như: khâu thủy lợi nội đồng, giống lúa, giá lúa bán được cao hơn, điều quan trọng nữa là giảm được chi phí đầu tư và thuốc bảo vệ thực vật.”
Để cánh đồng lúa lớn phát huy hiệu quả, huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để nâng cấp hệ thống thủy lợi và đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao giống cây con mới, nâng chất lượng vùng sản xuất lúa hàng hóa, thực hiện tốt Đề án cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa; Nhờ đó lúa phát triển tốt, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao khoảng 1 tấn/ha so với những hộ không tham gia cánh đồng lớn và bà con còn giảm được chi phí sản xuất, anh Bùi Duy Sơn ở xã Long Đức cho biết: “Năm nay ruộng lúa của tôi năng suất ước đạt trên 7 tấn/ha. Nhờ tham gia mô hình cánh đồng lớn nên vụ này hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, năng suất lúa lại cao. Tôi thấy mô hình rất hiệu quả.”
Từ kết quả của mô hình Cánh đồng lớn đã góp phần giúp Long Phú ổn định diện tích canh tác lúa 15.500 ha và nâng tổng sản lượng lúa đạt 292.852 tấn năm 2014, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.Thời gian tới, huyện Long Phú tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và tiến tới mở rộng thêm diện tích, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Nguyễn Thanh Hùng – Bí Thư huyện ủy Long Phú cho biết: “Hiện toàn huyện có 6 xã thực hiện mô hình cánh đồng lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy mô hình này mang lại lợi nhuận từ 15% đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ.”
Thu hoạch lúa hè thu ở cánh đồng mẫu lớn ở huyện Long Phú.
Tuy nhiên để mô hình cánh đồng lớn cho năng suất - chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nông dân, thì ngành chức năng cần có chính sách đầu tư đồng bộ,kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đảm bảo giá cả đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, để nông dân cải thiện được cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha. Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.

Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.