Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Cánh đồng lúa lớn ở xã Long Đức có tổng diện tích hơn 600 ha, với hàng trăm hộ tham gia ở 3 ấp An Hưng, Lợi Hưng, Hòa Hưng. Trước đây bà con sản xuất nhỏ lẻ, sau khi thu hoạch lúa phải tự tìm cho đầu ra. Nhưng nhờ được tuyên tuyền vận động và thấy được lợi ích thiết thực nên mọi người đã đồng tình tham gia mô hình này. Theo đó nông dân được hỗ trợ 30% tiền lúa giống và gieo sạ cùng một loại giống cấp xác nhận, đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình sản xuất, anh Lý Công Chức ở xã Long Đức cho biết: “Khi tham gia cánh đồng cánh đồng này tôi thấy có rất nhiều cái lợi như: khâu thủy lợi nội đồng, giống lúa, giá lúa bán được cao hơn, điều quan trọng nữa là giảm được chi phí đầu tư và thuốc bảo vệ thực vật.”
Để cánh đồng lúa lớn phát huy hiệu quả, huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để nâng cấp hệ thống thủy lợi và đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao giống cây con mới, nâng chất lượng vùng sản xuất lúa hàng hóa, thực hiện tốt Đề án cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa; Nhờ đó lúa phát triển tốt, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao khoảng 1 tấn/ha so với những hộ không tham gia cánh đồng lớn và bà con còn giảm được chi phí sản xuất, anh Bùi Duy Sơn ở xã Long Đức cho biết: “Năm nay ruộng lúa của tôi năng suất ước đạt trên 7 tấn/ha. Nhờ tham gia mô hình cánh đồng lớn nên vụ này hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, năng suất lúa lại cao. Tôi thấy mô hình rất hiệu quả.”
Từ kết quả của mô hình Cánh đồng lớn đã góp phần giúp Long Phú ổn định diện tích canh tác lúa 15.500 ha và nâng tổng sản lượng lúa đạt 292.852 tấn năm 2014, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.Thời gian tới, huyện Long Phú tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và tiến tới mở rộng thêm diện tích, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Nguyễn Thanh Hùng – Bí Thư huyện ủy Long Phú cho biết: “Hiện toàn huyện có 6 xã thực hiện mô hình cánh đồng lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy mô hình này mang lại lợi nhuận từ 15% đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ.”
Thu hoạch lúa hè thu ở cánh đồng mẫu lớn ở huyện Long Phú.
Tuy nhiên để mô hình cánh đồng lớn cho năng suất - chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nông dân, thì ngành chức năng cần có chính sách đầu tư đồng bộ,kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đảm bảo giá cả đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, để nông dân cải thiện được cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 10 đến nay, giá nho đỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang giảm mạnh. Thu nhập bị giảm sút, nhiều hộ nông dân trồng nho đang loay hoay “tính kế” phá nho đỏ để trồng các loại cây ngắn ngày... đơn cử tại xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn).
Ngày 16.10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị công bố kết quả bình tuyển và trao giấy chứng nhận cho các hộ có cây nhãn đầu dòng. Nhãn đầu dòng được bình tuyển gồm 3 loại: Nhãn chín sớm, nhãn chín chính vụ và nhãn chín muộn.

Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.