Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp

Theo đó, huyện sẽ tập trung triển khai thực hiện cách đồng liên kết gắn với tiêu thụ, chọn 1-3 xã thực hiện thí điểm để làm cơ sở nhân rộng cho giai đoạn sau; tiếp tục phát huy hiệu quả vùng chuyên canh màu, triển khai thực hiện mô hình sản xuất kiệu, khoai môn theo hướng an toàn; mở rộng diện tích canh tác xoài, cam, rau an toàn; đẩy mạnh chuyển giao khoa học – kỹ thuật trồng hoa kiểng và hình thành các tổ hợp tác liên kết tiêu thụ hoa kiểng tại một số xã như: Tân Khánh Trung, Long Hưng A, Long Hưng B và thị trấn Lấp Vò.
Trước hết, trong năm 2015, huyện Lấp Vò chọn 2 loại trái cây chủ lực của huyện là cam (Tân Khánh Trung) và xoài (Định Yên) để sản xuất theo hướng đầu ra thuận lợi, nâng cao hiệu quả; thành lập Trung tâm Dịch vụ tư vấn - Bảo vệ cây trồng, vật nuôi để phục vụ tốt nhu cầu tư vấn, hướng dẫn sản xuất và phòng dịch trên cây trồng, vật nuôi của nông dân...
Có thể bạn quan tâm

Bà con dân tộc ở 2 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk (nói chung) và người dân thôn C3, xã DLieYang, huyện EaHleo, Đăk Lăk (nói riêng) vẫn còn lâng lâng vì thu nhập cao từ trồng bí đỏ bằng giống Suprema của Cty Hai mũi tên đỏ.

Cá lóc giờ đây đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của người dân Nam bộ. Có rất nhiều hình thức nuôi cá lóc nhưng phổ biến nhất là nuôi thâm canh trong ao đất với năng suất lên đến hàng trăm tấn/ha.

Giống ngô lai VS36 có đặc điểm bắp to, bộ lá xanh đến tận thời điểm thu hoạch, trái dài, đóng hạt kín, không bị đổ ngã và chịu hạn tốt.

Giá hồ tiêu cao ngất ngưởng trong vòng 3 năm qua đã kích thích nông dân đổ xô trồng tiêu làm cho giá đất tăng cao. Nhiều nông dân đã thu tiền tỷ từ việc bán đất, bán giống, bán hạt tiêu....

Bà Lưu Thị Tám, chủ trại gà Tám Lợi vốn xuất thân từ một gia đình khó khăn ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách (Hải Dương).